Nhà nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới, Ấn Độ, sẽ là nguồn tăng trưởng nhu cầu năng lượng lớn nhất cho đến năm 2050 trong bất kỳ kịch bản nào về các chính sách của chính phủ về chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên, Ấn Độ có lẽ không phải là động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu như đã từng nghĩ trước đây.
Đây là một trong những thông điệp trong báo cáo Triển vọng Năng lượng BP 2020, trong đó ông lớn này nói rằng nhu cầu dầu toàn cầu có thể đã đạt đỉnh vào năm ngoái vì tiêu thụ dầu có thể không bao giờ phục hồi về mức trước đại dịch được.
Tiêu thụ dầu của Ấn Độ có thể đạt đỉnh ngay từ năm 2025 ở mức 6 triệu thùng/ngày, so với nhu cầu 5,1 triệu thùng/ngày vào năm 2018, theo hai trong ba kịch bản mà BP đã xem xét trong triển vọng của mình— Rapid và Net Zero.
Trong kịch bản thứ ba, Kinh doanh như thường lệ (BAU), BP giả định rằng các chính sách chính phủ, công nghệ và ưu đãi xã hội của sẽ tiếp tục phát triển theo cách thức và tốc độ đã chứng kiến trong thờ gian gần đây. Theo kịch bản này, tăng trưởng nhu cầu dầu của Ấn Độ vẫn còn một chặng đường dài để đi, với mức tiêu thụ dầu đạt 9,7 triệu thùng/ngày vào năm 2050.
Trong kịch bản Net Zero, nhu cầu dầu của Ấn Độ giảm xuống chỉ còn 2,4 triệu thùng/ngày vào năm 2050, trong khi kịch bản Rapid - giả sử giá carbon trên thế giới tăng đáng kể - nhu cầu dầu của Ấn Độ vào năm 2050 sẽ không đổi so với năm 2018, ở mức 5,2 triệu thùng/ngày, BP ước tính.
Rất có thể nhu cầu dầu trong tương lai, ở Ấn Độ và toàn cầu, là sự kết hợp của ba kịch bản mà BP đã đưa ra. Nhưng cũng rất có thể là tăng trưởng nhu cầu dầu ở Ấn Độ và trên thế giới đang trải qua một sự thay đổi địa chấn trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng và các chính sách của chính phủ nhằm hỗ trợ sự phục hồi kinh tế từ cuộc suy thoái do đại dịch gây ra.
BP cho biết tiêu thụ năng lượng căn bản của Ấn Độ sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2050 trong cả ba kịch bản, nhưng nhiên liệu hóa thạch duy nhất tăng trưởng trong tất cả các kịch bản là khí tự nhiên, được củng cố bởi dân số gia tăng và sự thịnh vượng.
Ngoài ra, năng lượng tái tạo dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tất cả các kịch bản, trở thành nguồn năng lượng lớn nhất vào năm 2050.
Nhìn chung, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tiêu thụ năng lượng căn bản ở Ấn Độ sẽ chủ yếu được dẫn dắt bởi năng lượng tái tạo và ở mức độ thấp hơn là khí đốt tự nhiên, BP cho biết.
Trên toàn cầu, chúng ta có thể đã vượt qua nhu cầu dầu cao nhất vào năm ngoái, vì mức tiêu thụ nhiên liệu có thể không bao giờ phục hồi từ sự suy giảm do đại dịch gây ra, BP cho biết.
Trong tất cả các kịch bản của BP, nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ giảm trong năm 2050. Kịch bản Rapid và Net Zero giả định rằng nhu cầu dầu đã đạt đỉnh, trong khi trong kịch bản BAU, nhu cầu được dự báo sẽ đạt đỉnh vào đầu những năm 2020 do quá trình điện khí hóa ngày càng tăng và hiệu quả trong vận tải đường bộ. Theo ước tính của BP, sự gia tăng xe điện sẽ khiến nhu cầu dầu cho vận tải đạt đỉnh vào giữa đến cuối những năm 2020.
Như BP đã nói, ba kịch bản này “không phải là dự đoán mà dựa trên các giả định có thể thay thế về chính sách và sở thích của xã hội, được xây dựng để giúp khám phá phạm vi kết quả có thể xảy ra trong 30 năm tới”.
Tương lai của hỗn hợp năng lượng ở Ấn Độ và thế giới trong ba thập kỷ tới sẽ là một dạng hỗn hợp của những giả định đó và sẽ phụ thuộc vào các chính sách của chính phủ, sở thích của người tiêu dùng và sự cạnh tranh về chi phí giữa các nguồn năng lượng tái tạo và nhiên liệu hóa thạch.
Dù thực tế có diễn ra như thế nào, thì triển vọng năng lượng của BP - nhằm mục đích tự đổi mới thành một công ty năng lượng tích hợp từ một công ty dầu mỏ quốc tế - là một lời cảnh báo rõ ràng đối với Big Oil, OPEC và các nhà đầu cơ dầu giá lên rằng sự tăng trưởng nhu cầu dầu có thể là một điều của quá khứ.
Nguồn tin: xangdau.net