Trong bối cảnh cuộc chiến của Nga với Ukraine và cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đang kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm khai thác dầu bằng công nghệ khoan thủy lực (fracking), với lý do giá cao mà nước này đang phải chi trả cho khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Fracking đã bị cấm ở Đức vào năm 2017.
Phát biểu với Bild am Sonntag của Đức, ông Lindner cho biết Đức nên dỡ bỏ lệnh cấm khai thác mỏ và “sau đó các nhà đầu tư tư nhân có thể quyết định liệu việc khai thác có tính kinh tế hay không”.
“So với khí đốt từ các khu vực khác trên thế giới, tôi kỳ vọng những lợi thế cạnh tranh.” Ông Linner nói.
Trong lời kêu gọi cho phép fracking, Lindner đang công khai chỉ trích Thủ tướng Đức Olaf Scholz của Đảng Dân chủ Xã hội và Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck của Đảng Xanh – cả hai đều là đối tác liên minh.
Đức đã từ chối fracking không chỉ vì những lo ngại về môi trường.
Tháng trước, ông Scholz nhấn mạnh rằng fracking sẽ là một công việc tốn kém và lãng phí, sẽ mất quá nhiều thời gian để bắt đầu sản xuất. Ông Scholz lưu ý rằng vào thời điểm việc sản xuất có thể khả thi, thì nhu cầu về khí đốt tự nhiên sẽ giảm.
Thủ tướng Đức lưu ý rằng không có sự hỗ trợ nào cho việc khai thác trữ lượng khí đốt tự nhiên thông qua fracking ở trong nước.
Mọi người đều hiểu rằng Đức, do mật độ dân số đông đúc, không thích hợp fracking, trong khi sự phức tạp về công nghệ sẽ khiến hoạt động fracking không thích hợp với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.
Thay vào đó, Đức đã và đang xây dựng cơ sở hạ tầng LNG với tốc độ chóng mặt để tăng khả năng tiếp nhận khí đốt tự nhiên đến từ Mỹ.
Đến cuối năm 2022, Đức đã thành công trong việc cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga xuống 20% từ mức 55% của năm trước đó, dựa trên dữ liệu của Bloomberg. Trạm nhập khẩu LNG nổi mới đầu tiên của Đức đã khai trương vào giữa tháng 12 trên bờ Biển Bắc nước này, với các trạm khác đã được lên kế hoạch.
Nguồn tin: xangdau.net