Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Emmanuel Ibe Kachukwu, Nigeria đang hy vọng rằng OPEC sẽ gia hạn hiệp ước cắt giảm sản lượng dầu cho đến hết năm 2017 do thách thức từ đá phiến Mỹ không có dấu hiệu giảm. Kachikwu thừa nhận rằng đá phiến Mỹ là vấn đề lớn nhất của OPEC vì sản xuất nó có thể được cắt giảm hoặc thúc đẩy chỉ trong một thời gian ngắn để đáp ứng với điều kiện thị trường thay đổi, không giống như các dự án dầu truyền thống.
Cách đây 2 tháng, Reuters đã trích dẫn nguồn tin nói rằng hai quan chức năng lượng cấp cao của Saudi đã tổ chức các cuộc đàm phán kín với một số nhà sản xuất đá phiến lớn nhất ở Mỹ, cảnh báo họ rằng OPEC sẽ không gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng để bù trừ sản lượng tăng của họ. Rõ ràng, mọi thứ đã thay đổi kể từ đó bởi vì sự gia hạn gần như là kết quả được nhìn thấy trước.
Kachikwu tiếp tục nói thêm rằng Nigeria sẽ tiếp tục được miễn bất kỳ hạn ngạch cắt giảm nào, trong khi sản lượng của nước này vẫn còn thấp hơn 1,8 triệu thùng/ngày, nhưng có kế hoạch tăng mức này lên 2-2,5 triệu thùng/ngày trong vòng 12 tháng.
Trong khi đó, ước tính của Reuters cho thấy sản lượng dầu thô của OPEC tiếp tục giảm trong tháng Tư, chủ yếu là tiếp tục nhờ vào Saudi Arabia cắt giảm nhiều hơn mức cam kết cũng như gián đoạn hoạt động tại Libya và bảo trì ở Nigeria. Tuy nhiên, giá quốc tế vẫn ở mức gần 50 USD vì nghi ngờ liệu việc gia hạn của OPEC sẽ mang lại ảnh hưởng hay không.
Sản lượng dầu thô của Mỹ đạt 9 triệu thùng/ngày trong tháng Hai và trong Báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn mới nhất, EIA dự đoán sản lượng hàng năm trung bình năm 2017 là 9,2 triệu thùng.
Phát biểu với các phương tiện truyền thông tại Hội nghị Công nghệ Ngoài khơi, Kachikwu đã gợi ý rằng một sáng kiến về chính sách nhằm hạn chế sản lượng đá phiến sét, hoặc một thỏa thuận trong ngành sẽ hỗ trợ các nỗ lực của OPEC. Khả năng của một trong hai điều này xảy ra là rất xa, đặc biệt không phải với một chính quyền Trump đang ưu tiên hàng đầu là chính sách độc lập năng lượng và không phải là ngành công nghiệp dầu mỏ đá phiến tư nhân, vốn đã bị tổn thương thị phần chi sẽ công bằng do kết quả của cái mà một số người nhìn thấy như là cuộc chiến tranh giá cả do Saudi Arabia và các đồng minh mình khởi xướng và những người khác xem như là một nỗ lực tuyệt vọng của một số nhà sản xuất OPEC để che giấu nguồn cung cấp bị suy giảm.
Nguồn: xangdau.net