Bất ổn sâu sắc ở Venezuela có thể làm tăng giá dầu - một điều mà Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC, bất chấp những nỗ lực cắt giảm sản xuất, nhưng vẫn chưa thể đạt được.
Quốc gia Nam Mỹ này, nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã diễn ra với một cuộc bỏ phiếu hôm Chủ Nhật để bầu một thành phần hội đồng mà nhiệm vụ của họ là soạn thảo hiến pháp. Phe đối lập đã lên án cuộc bỏ phiếu này có thể đánh dấu sự chấm dứt của nền dân chủ ở Venezuela. Tổng thống Nicolás Maduro được xem là hầu như chắc chắn sẽ giành quyền kiểm soát hội đồng.
Tom Kloza, giám đốc phân tích năng lượng tại Oil Price Information Service, nói "viễn cảnh hỗn loạn" trong quốc gia này là "yếu tố duy nhất thực sự có thể thay đổi động lực cho dầu thô."
Nếu cuộc bỏ phiều này thành công nó có thể đẩy giá dầu thô West Texas Intermediate tăng lên từ phạm vi giao dịch hiện tại khoảng 42 USD đến 53 USD một thùng, Kloza nói.
Dầu thô WTI CLU7, chuẩn dầu thô của Mỹ, giao dịch ở mức cao trong hai tháng qua gần 50 USD một thùng hôm thứ sáu tuần trước trên sàn New York Mercantile Exchange, nhờ vào dữ liệu cho thấy sự suy giảm hàng tuần của dầu thô Mỹ cũng như các cam kết của một số thành viên của OPEC để hạn chế xuất khẩu.
Nhưng dầu WTI và Brent LCOU7, chuẩn toàn cầu, vẫn giao dịch thấp hơn khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước, thậm chí là một thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các thành viên OPEC và các quốc gia không thuộc nhóm này như Nga, đã bắt đầu từ đầu năm nay, đã đạt được mức tuân thủ cao kỷ lục và đã được kéo dài đến tháng 3 năm sau.
Hôm thứ Tư tuần trước, The Wall Street Journal cho biết rằng Mỹ đang lên kế hoạch đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với 13 quan chức cấp cao của Venezuela vì cáo buộc tham nhũng, trong số những vụ vi phạm khác, trích dẫn lời một phụ tá của văn phòng Quốc hội thông báo về kế hoạch của Nhà Trắng.
"Nếu Maduro cài đặt những quan chức bù nhìn để đưa ra hiến pháp mới, nó thực sự chính quyền Trump vào tình thế khó khăn," Kloza nói. "Họ có thể cấm nhập khẩu dầu của Venezuela, nhưng điều đó có lẽ đơn giản chỉ có nghĩa là các hỗn hợp của Venezuela sẽ tìm noi khác." Venezuela là một trong những nhà cung cấp hàng đầu dầu thô cho Mỹ.
Tuy nhiên, nếu chính quyền Trump "cố gắng khóa chặt tài chính" tập đoàn Petróleos de Venezuela, SA hay PDVSA của Venezuela, "nó có thể cung cấp động lực cho thị trường dầu và giá xăng bán lẻ sẽ tăng lên đáng kể," Kloza nói.
Và tác động này có thể đạt được, với "khóa chặt tài chính hoặc lệnh trừng phạt" có khả năng báo hiệu "sự bất ổn đáng kinh ngạc đối với Citgo", ông nói.
Kloza cho biết, Citgo Petroleum Corp., hãng lọc dầu của Mỹ thuộc sở hữa của Venezuela, thuê mướn hàng ngàn người Mỹ và là "công cụ đảm bảo nguồn cung xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay."
Ở Nga, công ty dầu mỏ tích hợp Rosneft, với phần lớn vốn thuộc sở hữu của chính phủ nước này, "cuối cùng có thể giành được quyền sở hữu lớn trong Citgo nếu công ty mẹ và Venezuela bị vỡ nợ," ông nói.
Rosneft có 49,9% vốn chủ sở hữu trong chi nhánh Citgo của PDVSA vào cuối năm ngoái như một khoảng thế chấp khoản vay trị giá 1,5 tỷ USD cho PDVSA. Reuters gần đây đã thông báo rằng Rosneft đang đàm phán với PDVSA về một hợp đồng cung cấp nhiên liệu và cổ phần trong các mỏ dầu và khí tự nhiên ở Venezuela.
Theo ông James Williams, chuyên gia kinh tế năng lượng của WTRG Economics, bây giờ, các nhà kinh doanh chỉ có thể "hy vọng rằng Trump chỉ nhắm đến các cá nhân, chứ không phải dầu lửa" khi nói đến lệnh trừng phạt.
Trong khi đó, Kloza cho biết, nếu dầu của Venezuela tiếp tục dòng chảy, thì "đà tăng sẽ giới hạn" trong thị trường dầu "mặc dù hàng tồn kho đã giảm đáng kể và sẽ tiếp tục diễn ra trong một thời gian."
"Nếu không có cuộc bầu cửa quốc hội lập hiến giá cả đã được định sẽ duy trì trong một môi trường dầu giá thấp cho năm 2018 hoặc sau đó," Kloza nói.
Nguồn: xangdau.net