Chế độ Maduro của Venezuela có thể đang bước vào ván bài cuối cùng của trò chơi chính trị với cuộc bầu cử hội đồng lập hiến "phần lớn"được cho là giả mạo, nơi mà cử tri được phép (nếu không phải bị cưỡng bức) lựa chọn ứng cử viên đã chọn trước đã được lựa chon trước của nhà cầm quyền để viết lại hiến pháp của quốc gia này. Với khả năng việc sắp xếp này sẽ làm suy yếu tất cả các cơ quan của chính phủ ngoại trừ văn phòng hành pháp, mở ra một chế độ độc đảng kiểu Cuba nếu không phải là chế độ hoàn toàn độc tài. Phe đối lập vẫn tiếp tục cuộc biểu tình ngày càng bạo lực hơn, đến mức một số người đang dự đoán một cuộc nội chiến.
Có một số kết quả chính trị có thể xảy ra, bao gồm cả khả năng ông Maduro bị lật đổ bởi các thành viên cấp cao của đảng, một cuộc đảo chánh quân sự hoặc đơn giản là một thỏa thuận với phe đối lập cho những cuộc bầu cử mới được kiểm soát độc lập, nhưng đối với bài viết này, vấn đề là ảnh hưởng tiềm ẩn của bất ổn này lên thị trường dầu mỏ, bao gồm cả khả năng ngừng sản xuất dầu và/hoặc các biện pháp trừng phạt đối với nhập khẩu dầu của Venezuela vào Mỹ. Vấn đề thứ hai có vẻ như ngày càng có nhiều khả năng, và điều này rõ ràng là như vậy, mặc dù việc đánh giá tình hình chính trị của Venezuela rất khó khăn từ một thị trấn nhỏ ở Berkshires. Công nhân dầu mỏ nhận được lợi ích mà hầu hết người Venezuela không có nhưng dường như họ ngày càng không hài lòng với chế độ và những thất bại của nó.
Bài học quan trọng nhất từ lịch sử trừng phạt kinh tế là các lệnh cấm vận từ một quốc gia hiếm khi thành công, đặc biệt là dầu mỏ có thể thay thế được. Sự thật là giá dầu của Venezuela tại thị trường Mỹ tốt hơn so với ở các thị trường khác bởi vì một số nhà máy lọc dầu của Mỹ được thiết kế để vận hành tối ưu với những thùng dầu nặng, giống như những loại dầu của Venezuela sản xuất. Mặt khác, Venezuela chỉ chiếm một phần nhỏ lượng nhập khẩu các loại dầu nặng của Mỹ (hình dưới). Đòn bẩy nằm ở phía Mỹ, mặc dù một số nhà máy lọc dầu của Mỹ sẽ phải hứng chịu thiệt hại vì dầu thô đá phiến tối ưu hóa kém hơn hoặc giá dầu thô nặng thay thế cao hơn. Tuy nhiên, không có bất kỳ tác động đáng kể nào lên giá dầu.
Một lưu ý là việc cắt đứt xuất khẩu của Mỹ sang Venezuela (có, chúng tôi xuất dầu sang một quốc gia có trữ lượng dầu lớn thứ hai thế giới), những sản phẩm mà đất nước này thiếu hụt, đặc biệt là dầu nhẹ, được dùng để pha loãng dầu nặng. Phần lớn trong số này thuộc về một nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của Venezuela ở Caribê chứ không phải ở Venezuela, và chắc chắn việc cắt giảm nó sẽ không thuận tiện, tuy nhiên việc tăng lượng dầu nhẹ từ các mỏ đá phiến ở Mỹ trong vài năm qua đã đảm bảo rằng sẽ không có rắc rối thay thế nó bằng một nguồn cung khác, cho dù Curacao có thể là một phần của lệnh cấm vận của Mỹ.
Tác động của thị trường đối với việc ngừng sản xuất của Venezuela hoàn toàn có thể sẽ không đáng kể, với ít nhất 250 triệu thùng dầu tồn kho dư thừa ở OECD, và Venezuela cung cấp ít hơn 1 triệu thùng/ngày cho thị trường (phần còn lại là tiêu thụ trong nước). Trong khi Saudi có thể bù đắp cho sự sụt giảm của Venezuela, đặc biệt kể từ khi công suất thừa của họ thường là dầu thô nặng thay thế tốt cho dầu của Venezuela, họ sẽ không tham gia như đã từ làm vào đầu năm 2003, khi cả Venezuela và Iraq đều bị gián đoạn trong ngành công nghiệp của mình. Thay vào đó, việc ngừng sản xuất ở Venezuela sẽ trở thành một phần thực tế của nỗ lực tái cân bằng thị trường mà nhiều nhà sản xuất đang cố gắng. Chỉ khi sự gián đoạn kéo dài hoặc giá quá cao thì người Saudi có thể mới có hành động.
Nếu Mỹ cấm nhập khẩu dầu của Venezuela thì nước này sẽ bị ảnh hưởng về tài chính, với mức giá chênh lệch giảm 3-5 USD/thùng, một phần do chi phí vận chuyển cao hơn để tiếp cận các thị trường xa hơn. Tất nhiên, trong 5 năm qua, doanh thu từ dầu mỏ đã giảm 75% do giá dầu giảm và sản lượng sụt giảm, do tình trạng gia tăng lượng dầu đang được sử dụng để trả nợ cũ vì chế độ Chavez không chỉ ngốn sạch công cụ tài chí dành cho đầu tư, mà còn lấy nguồn cung tương lai ấy đi thế chấp.
Các lệnh trừng phạt đối với Venezuela sẽ có một tác động nhỏ nhưng đáng chú ý đối với tài chính của nước này, nhưng cũng có thể nó sẽ gây ra một phản ứng bất ngờ không lường trước được. Khi quốc gia chật vật để đáp ứng các khoản thanh toán nợ trong năm nay, việc mất thậm chí vài trăm triệu đô la có thể là rất quan trọng, vỡ nợ có vẻ như không thể tránh khỏi theo quan điểm này.
Liệu vỡ nợ có làm trầm trọng thêm tình hình ở Venezuela? Chắc chắn là không. Một vị tổng thống trước đó, Rafael Caldera, đã sử dụng một số chính sách kinh tế cánh tả mà Hugo Chavez sau đó mô phỏng, nhưng khác với người kế nhiệm ông, Caldera đã học được từ thất bại và đảo ngược nó, thay vì đổ lỗi cho kẻ thù nước ngoài. Dường như Maduro sẽ không làm như vậy, nhưng vỡ nợ có thể dẫn đến khả năng thay đổi chế độ và thậm chí có thể thay thế ông bằng các chính trị gia cánh tả, những người sẽ ủng hộ các chính sách hợp lý hơn được thông qua. Chính phủ tiếp theo hy vọng sẽ trở nên dân chủ hơn, ngược lại nhiều chính sách kinh tế tai họa và có năng lực hơn. Nhưng phải mất vài tháng để xòa bỏ những thiệt hại cho ngành dầu mỏ, và nhiều năm để phục hồi lại mức sản xuất trước đó.
Nguồn:xangdau.net/Forbes