Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bất ổn dầu mỏ sau vụ tấn công tại Saudi Arabia

Vụ tấn công vào nhà máy dầu tại Saudi Arabia đã làm giảm 5% sản lượng dầu thô của thế giới và tác động tiêu cực lên thị trường này trong ngắn hạn.


Các cơ sở sản xuất dầu mỏ tại khu vực Trung Đông đang trở thành mục tiêu tấn công mới

Vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào hai cơ sở dầu mỏ trọng yếu của Saudi Arabia, trong đó có nhà máy tinh chế dầu thô lớn nhất thế giới đã làm tâm lý thị trường biến động mạnh và đẩy giá “vàng đen” tăng lên ngưỡng cao nhất trong vòng sáu tháng qua.

Cho đến hiện tại, giá dầu đang được neo giữ nhờ sự phát triển của Mỹ về cả sản xuất và xuất khẩu dầu. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ không kéo dài.

Saudi Arabia là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là 1 trong những nhà khai thác hàng đầu. Do đó, 5% sản lượng dầu trên toàn thế giới đã bị tiêu hụt nhanh chóng. Đồng thời, với vai trò là nước sỡ hữu khả năng hỗ trợ dự phòng cho toàn thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc trong trường hợp không may, nước này có khả năng tăng sản lượng của mình để bình ổn thị trường.

Mặc dù các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ đã đồng thuận mở các kho dự trữ dầu thô toàn cầu, nhưng các chuyên gia của Goldman Sachs cảnh báo nếu sự thiếu hụt nguồn cung tiếp tục kéo dài, giá dầu thô thế giới sẽ tăng mạnh. 

Cụ thể, nếu mức sản xuất vẫn duy trì thấp như hiện nay trong hơn 6 tuần lễ, giá dầu Brent sẽ nhanh chóng đạt mức 75 USD/thùng. 

Ngoài ra, thị trường dầu vốn đang bị ảnh hưởng và chịu thâm hụt bởi các tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và các phản ứng quân sự của Mỹ, Saudi Arabia và những bên liên quan. Chính vì vậy, nếu tình hình leo thang trở thành chiến tranh, giá dầu sẽ tăng đến mức 100 USD/thùng.

Bên cạnh đó, việc Riyadh cần thời gian để khôi phục sản xuất đã để lại khoảng trống cho các quốc gia dầu mỏ khác vươn lên. Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia Bjornar Tonhaugen, Trung tâm nghiên cứu thị trường dầu mỏ tại Rystad Energy, các "ứng viên" thay thế tạm thời cho Saudi Arabia vẫn chưa đủ tiềm lực.

"Mặc dù Iran có đủ khả năng để thay thế cho sự sụt giảm sản lượng của Saudi Arabia nhờ lợi thế về mặt địa lý. Tuy nhiên, Tehran đang vướng phải các lệnh trừng phạt của Mỹ và rất khó để Mỹ nới lỏng các lệnh cấm để quốc gia này tiếp cận thị trường các nước. Tương tự, những biện pháp trừng phạt của Mỹ đã khiến sản lượng dầu của Venezuele, cường quốc dầu mỏ một thời, bị gián đoạn", chuyên gia này nhận định.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác chủ chốt như Nga trước đó đã quyết định duy trì cắt giảm lượng dầu thô để chặn đà xuống giá và giúp cân bằng thị trường. Vì vậy, ngay lập tức đảo ngược sản lượng đối với OPEC lúc này cũng không phải là điều dễ dàng và cần sự đồng thuận của khối. 

Với trường hợp của Mỹ, quốc gia mới nổi trong ngành công nghiệp sản xuất dầu, ông Tonhaugen chỉ ra rằng, các cảng xuất khẩu dầu mỏ ở quốc gia này không dễ tăng lượng xuất khẩu nhiều hơn để đáp ứng được khối lượng như Saudi Arabia trong thời gian ngắn.

Do đó, về cơ bản, vụ tấn công sẽ châm ngòi cho tình hình căng thẳng leo thang tại Trung Đông và đe dọa an ninh năng lượng toàn cầu. Nhà máy sản xuất dầu tại Abqaia là cơ sở chế biến dầu lớn nhất thế giới, nơi 2/3 tổng nguồn cung của Saudi Arabia được tinh chế và làm sạch các tạp chất.

Chính vì tầm quan trọng của khu vực này, chính quyền Saudi Arabia cách ly khỏi sự bất ổn rộng ở khu vực Trung Đông và được bảo vệ bằng các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt. Việc cơ sở này có thể bị tấn công là một dấu hiệu cho thấy cơ sở hạ tầng năng lượng của thế giới đang trở thành mục tiêu tấn công và dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. 

Đồng thời, sự việc trên sẽ khiến vùng Vịnh ngày càng "nóng" lên với nguy cơ về những cuộc xung đột nguy hiểm giữa các bên liên quan, khiến vùng Trung Đông trở thành khu vực bất ổn tiếp theo làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.

Nguồn tin: enternews.vn



ĐỌC THÊM