Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bất luận thế nào, Mỹ cũng phải rút quân khỏi Syria

Khi EU đã cấm vận không cần mua thì dầu Syria có hay không cũng chẳng ảnh hưởng gì đến thị trường dầu của thế giới.


Binh sĩ Mỹ làm nhiệm vụ tại thị trấn Ras al-Ain, tỉnh Hasakeh, Syria, ngày 6/10/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN


 
Hôm thứ Sáu ngày 25/11, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo đã tuyên bố với đài phát thanh KPRC rằng, quyết định rút quân của Tổng thống Donald Trump khỏi Bắc Syria là đúng đắn.

Đúng quá còn gì nữa, trong khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan - đồng minh lớn của Mỹ tại NATO, đã hết kiên nhẫn, quyết định sẽ tấn công người Kurd và YPG ở khu vực này bất chấp Mỹ có rút hay không, thì, Mỹ sẽ không ở lại để bảo vệ người Kurd, chấp nhận chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ, thế thôi.

Mỹ sẽ chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ vì người Kurd? OK, đó chỉ là ý muốn của người Nga, nhưng Mỹ không phải là Nga!

Tại sao quân Mỹ quay lại vùng Đông Bắc Syria?

Giải thích việc bố trí lực lượng này, ông Trump tuyên bố là để “giữ dầu” tại các mỏ dầu ở ĐB Syria cùng với người Kurd…Nói chung là Nhà Trắng và Lầu Năm Góc muốn chứng tỏ với dư luận Mỹ rằng: Mỹ rút khỏi một vị trí không có tầm chiến lược đến chiểm giữ một vị trí khác có tầm chiến lược hơn, thế thôi.

Vậy có phải “giữ dầu” là mục tiêu hàng đầu của Mỹ tại Syria hay không? Chúng ta sẽ lưu ý những điều sau đây:

Từ năm 2011 của cuộc chiến Syria bắt đầu thì rất nhiều nhà phân tích lầm tưởng rằng cuộc chiến Syria là cuộc chiến “tranh giành dầu mỏ”, nhưng thật ra đây là cuộc chiến tranh giành vị trí địa chiến lược là trung tâm đầu mối giao thông dầu - khí của Syria tại Trung Đông.

Nhớ lại, vào năm 2009, chính quyền Assad đã trung thành, bảo vệ lợi ích Nga, kiên quyết không hợp tác với các quốc gia vùng vịnh như Ả Rập Saudi, UAE, Qatar được EU, Mỹ hỗ trợ để xây dựng các trung tâm đường ống dẫn khí, dầu tại Syria. Đây là lý do chính cho cuộc chiến năm 2011 tại Syria.

Với tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng chiến lược của Mỹ tại Syria là “giữ dầu” và lính Mỹ ở đó là “bảo đảm dầu mỏ”. Logic của ông Trump rằng các mỏ dầu của Syria cần được bảo đảm cho lợi ích của Mỹ và rằng lợi ích của Mỹ chỉ có thể được bảo đảm thông qua việc tiếp cận các mỏ dầu…Phải chăng đó là sự thật???

1, Về trữ lượng và năng lực khai thác, thực tế là Syria chưa bao giờ là nhà sản xuất dầu đáng kể theo tiêu chuẩn khu vực, họ đạt mức sản xuất cao nhất chỉ vào khoảng 380.000 thùng mỗi ngày trước khi cuộc nội chiến nổ ra, chẳng bỏ bèn gì, đúng không!

Trong chiến tranh, dầu đã trở thành một giải thưởng nhỏ, nhưng không đáng kể, trong nền kinh tế chiến tranh của Syria. Hầu hết các nhóm vũ trang đều không thèm tranh giành quyền kiểm soát các mỏ dầu, và thay vào đó tập trung nỗ lực của họ vào các hình thức khai thác tài sản khác thông qua thuế, bắt cóc, buôn người, bán cổ vật và những thứ tương tự. 

Không giống như ở các khu vực xung đột khác, nơi các nguồn lực được đấu tranh bởi các nhóm vũ trang khác nhau - chẳng hạn như trường hợp khai thác coltan, kim cương ở Cộng hòa Dân chủ Congo - không có tình huống nào có thể như vậy ở Syria.

Rõ ràng, nền kinh tế chiến tranh đã không xuất hiện liên quan đến khai thác dầu. Kiểm soát các mỏ dầu chỉ đơn giản là không xứng đáng.

2, Về thị trường, khó tiêu thụ, mô hình “nhà sản xuất sản xuất, và người tiêu dùng tiêu thụ” lại tồn tại độc lập với những gì mà các mỏ dầu do quân Mỹ quản lý, chiếm giữ. Phương thức vận chuyển đến nơi tiêu thụ là “đường ống trên bánh xe” nhưng phải treo cờ Mỹ thì may ra, nếu không sẽ bị tấn công…IS ăn cướp bán lậu cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng bằng phương thức vận chuyển này đã bị Nga cắt đứt như thế nào…

Rõ ràng, chẳng có nhà đầu tư nào của Mỹ ham rẻ lại lao vào đầu tư sản xuất dầu tại Syria mà bán buôn mong manh dễ đổ vỡ kiểu đó…

3, Trữ lượng suy giảm, bỏ bê cơ sở hạ tầng và các biện pháp trừng phạt khiến cho ngay cả các nhà hoạch định chính phủ Syria cũng không tìm đến thương mại dầu để tái thiết tài chính. Các cuộc tranh luận ở Syria ngày nay về tái thiết không xoay quanh cách khởi động lại sản xuất dầu, hoặc làm thế nào doanh thu từ dầu có thể tài trợ cho chi tiêu sau xung đột.

Rõ ràng, Mỹ muốn “trả thù” chính quyền Assad, gây khó khăn cho Syria sau chiến tranh bằng “giữ dầu” là không có sức nặng mấy…  

Từ 3 kết luận rõ ràng trên thì chẳng lẽ chính quyền Mỹ đặc biệt là Tổng thống Mỹ xuất thân từ doanh nhân lại không hiểu? Hiểu, nhưng hành động này, tuyên bố này của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, do đó, chỉ là để giữ thể diện sau hậu quả đau đớn của việc rút quân khỏi Bắc Syria.

Sớm muộn gì Mỹ cũng rút quân khỏi Syria!

Quyết định rút quân khỏi Bắc Syria của Trump là đúng đắn thì cũng đúng đắn thật, có điều đau đớn lắm…

Sao lại không đau khi bỗng dưng quân Nga và Syria không cần một phát súng nào, họ có được các vị trí chiến lược tại Bắc Syria, từ đập thủy điện lớn nhất nước đến sân bay chiến lược khống chế hoàn toàn vùng bắc, ĐB Syria.

Sao lại không đau khi Mỹ bị rủa là kẻ phản bội, bán đứng đồng minh người Kurd...(nhưng ngược lại thì có ai lại chỉ trích Mỹ như vậy với Thổ Nhĩ Kỳ không, vì Thổ Nhĩ Kỳ cũng là đồng minh NATO có luật lệ hẳn hoi cơ mà?)

Lẽ ra, nếu là đúng và chính xác thì Trump phải ra lệnh rút quân Mỹ khỏi Bắc và Đông Bắc Syria ngay và luôn một lần, nhưng vì bị lưỡng đảng, phe đối lập đang nổi lên chống Trump quá lớn, trong khi thời gian bầu cử Tổng thống Mỹ sắp đến nên Trump đã lấy chiêu bài “ai kiểm soát dầu là kẻ đó có sức mạnh” để trình diễn một màn vũ lực điều quân kiểm soát khu vực Đông Bắc Syria.

Tuy nhiên, bất luận thế nào thì quân Mỹ tại Đông Bắc Syria cũng phải rời khỏi không sớm thì muộn nhất sau bầu cử nếu Trump tái đắc cử bởi vì có 3 lý do không thể không đau đầu Nhà Trắng và Lầu Năm Góc…

Thứ nhất, về chính trị, Mỹ là kẻ xâm lược mà không thể chối cãi và do là kẻ xâm lược nên nhất định bị nhân dân, quân đội Syria đánh trả để xua đuổi ra khỏi bờ cõi.

Thứ hai, về quân sự, Mỹ rút quân về vùng Đông Bắc Syria trên danh nghĩa là để bảo vệ, giữ dầu, nhưng bảo vệ mình xung quanh là sa mạc thì hết sức khó khăn nan giải…

Địa hình địa lợi để bảo vệ lính Mỹ rất bất lợi không như các căn cứ Nga tại Khmeimim. Khmeimim, Nga chỉ bảo vệ một hướng từ Idlib, nhưng căn cứ Mỹ tại ĐB Syria đều có nguy cơ bị tấn công 4 hướng. Nga họ có các phương tiện tiêu diệt UAV, tên lửa rất hiệu nghiệm nhưng Mỹ thì không.

Thứ ba, đối tượng tác chiến. Mỹ đã, đang gặp phải một đội quân du kích tại khu vực nơi người Ả rập sinh sống mà chưa kẻ lực lượng đặc nhiệm của SAA hoạt động giấu mặt khi cần thiết…nếu cuộc chiến được kích hoạt.

Chúng ta sẽ phân tích cụ thể và chunhsw minh từng nguyên nhân chính này đã buộc quân Mỹ chỉ có thể phải rút khỏi vùng Đông Bắc Syria như thế nào trong phần sau.

nguồn tin: baodatviet.vn


ĐỌC THÊM