Bốn nước EU đe dọa sẽ làm phá hỏng một gói gồm các biện pháp được đưa ra nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, bao gồm các biện pháp mua chung khí đốt tự nhiên và đẩy nhanh việc cấp phép cho các dự án năng lượng tái tạo.
Bốn quốc gia gồm Bỉ, Hy Lạp, Ý và Ba Lan đe dọa sẽ chặn toàn bộ gói các biện pháp liên quan đến năng lượng được thiết kế để giảm bớt cuộc khủng hoảng năng lượng ở 27 quốc gia EU bởi kế hoạch giới hạn giá khí đốt tự nhiên không có trong danh sách các đề xuất chi tiết hiện hành.
Đây chỉ là cuộc tranh luận mới nhất trong một loạt các tranh luận về cơ chế giới hạn giá khí đốt tự nhiên gây tranh cãi và sự trì hoãn kéo dài có thể ngăn các Bộ trưởng năng lượng thông qua mức trần giá tại cuộc họp ngày 24 tháng 11 như dự kiến trước đó.
Theo Reuters, bốn quốc gia đang yêu cầu một đề xuất toàn diện về mức trần giá khí đốt từ Ủy ban châu Âu trước ngày họp đó. Nếu không, bốn nước sẽ không đồng ý với toàn bộ gói các biện pháp liên quan đến năng lượng mà sẽ được phê duyệt vào ngày 24/11. Các biện pháp đó bao gồm mua khí đốt chung của các nước EU, và đẩy nhanh việc cấp phép dự án năng lượng tái tạo.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu đã phản hồi bằng cách cam kết sẽ đưa ra chi tiết về giới hạn giá khí đốt trong thời gian diễn ra cuộc họp.
Tuy nhiên, Ủy ban Châu Âu đã thông báo với các nước vào hôm thứ Hai rằng không có cách nào để tạo ra mức trần giá khí đốt - trái với yêu cầu của lãnh đạo EU - mà không ảnh hưởng đến các hợp đồng dài hạn hiện có. Thay vào đó, EC đã đề xuất “cơ chế điều chỉnh thị trường”. Bỉ, Hy Lạp, Ý và Ba Lan được cho là có ý tưởng ban đầu về mức trần giá khí đốt tự nhiên, mặc dù các chuyên gia và nhà phân tích trong ngành đã đặt ra câu hỏi về tính khả thi của mức trần giá như vậy.
Ủy ban châu Âu chưa bao giờ đồng ý mức giới hạn giá, mặc dù hơn một nửa số quốc gia thành viên EU ủng hộ ý tưởng giới hạn giá khí đốt.
Nguồn tin: xangdau.net