Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bất chấp sự khẳng định của OPEC, thị trường vẫn tiếp tục không chắc với việc gia hạn cắt giảm

OPEC và các nước không thuộc OPEC đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng trong suốt năm 2018. Nhóm Vienna này sẽ tiếp tục hạn chế sản lượng 1,8 triệu thùng mỗi ngày, khoảng 2% nguồn cung toàn cầu, trong một nỗ lực giảm lượng hàng tồn kho của OECD và giúp tăng giá.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih cho biết: “Nếu có điều gì đó đang hiệu quả, bạn sẽ không để biến mất.”

Việc mở rộng thỏa thuận này phản ánh quyết tâm can thiệp của OPEC vào các thị trường dầu mỏ toàn cầu. Những người tham gia thị trường ban đầu tỏ ra hoài nghi về hành động của OPEC sẽ có hiệu quả như thế nào. Nhưng quyết tâm tăng giá của cartel này và khả năng hợp tác với các nhà sản xuất khác như Nga đã cắt giảm thành công lượng hàng tồn kho của OECD và thúc đẩy chuẩn quốc tế Brent lên trên 60 USD/thùng. Phản ứng giá cả đối với việc gia hạn thỏa thuận tương đối ảm đạm trong thứ Năm vì các nhà đầu tư tham gia thị trường phần lớn dự kiến ​​gia hạn sẽ kéo dài đến cuối năm tới.

Ông Falih tuyên bố rằng nếu không có thỏa thuận này, thị trường dầu sẽ gặp "sự biến động mạnh mẽ và không chắc chắn hơn nữa." Nhưng điều ngược lại này thực sự là đúng. Mặc dù Nhóm Vienna này có thể khẳng định chiến lược này thành công cho đến thời điểm này, nhưng nó cũng đang góp phần làm thị trường dầu không chắc chắn và bất ổn định. Các bộ trưởng thể hiện rõ  rằng mục tiêu mở rộng thỏa thuận này là nhằm giảm lượng hàng tồn kho thêm ít nhất là 150 triệu thùng trong khối OECD, một sự phát triển có khả năng dẫn đến việc tăng giá thêm nữa. Bên cạnh việc giảm hàng tồn kho, thị trường dầu mỏ cũng đang phải đối mặt với nguy cơ địa chính trị cao hơn (Venezuela) và nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh mẽ, sự kết hợp có xu hướng hình thành nguy cơ giá tăng vọt.

Những rắc rối với Nga, Nigeria và Libya

Mặc dù Nga đã đồng ý mở rộng, nhưng nước này đã bày tỏ sự nghi ngờ về những hậu quả không mong muốn của thỏa thuận này. Nga đặc biệt lo ngại rằng hàng tồn kho có thể đã giảm quá nhanh và giá cao hơn sẽ kích thích sản xuất đá phiến sét. Nga là nước có vai trò rất quan trọng trong hiệp định này, do nước này sản xuất hơn 11% lượng dầu thô trên thế giới và đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hợp tác giữa OPEC và các nước sản xuất dầu không thuộc OPEC. Nga cắt giảm sản lượng 294.000 thùng/ngày trong tháng 10, nhưng mức độ tuân thủ của Nga chỉ ở mức 80% tính đến thời điểm hiện tại.

Tại cuộc họp hôm thứ Năm, OPEC cũng đã giải quyết tình trạng không chắc chắn xung quanh 2 nước Nigeria và Libya, cả hai đều không bị áp đặt hạn ngạch bởi sự bất ổn trong nước. Hai quốc gia này sẽ tham gia vào thỏa thuận và đồng ý giới hạn sản lượng ở mức 2017. Tuy nhiên, với tiềm năng tăng trưởng về sản xuất và nhu cầu doanh thu, họ có thể không tuân thủ mục tiêu của mình.

Vẫn chưa có chiến lược rời khỏi hiệp định

Điều quan trọng nhất, Nhóm Vienna vẫn chưa đưa ra một chiến lược rút khỏi thỏa thuận, góp phần vào triển vọng không chắc chắn. Một khi các nhà sản xuất đạt được mục tiêu của họ và quyết định thu hẹp hiệp ước, một lượng cung có thể đổ vào thị trường cùng lúc và làm giảm giá. Kịch bản như vậy một lần nữa sẽ tạo ra sự không chắc chắn về đầu tư cho ngành dầu mỏ toàn cầu vì nó đề cập đến sự phục hồi mong manh về giá cả và cắt giảm chi tiêu vốn lớn. Thỏa thuận này sẽ được đánh giá lại tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 6 dựa trên nguyên tắc cơ bản của thị trường. Tại cuộc họp báo sau cuộc họp, ông Falih nói rằng "quá sớm để thiết kế một chiến lược rút lui" bởi vì nhóm này vẫn muốn giảm lượng hàng tồn kho đáng kể và đảm bảo rằng dư thừa dầu không không trở lại. Ông tuyên bố rằng nhóm sẽ chuẩn bị một kế hoạch để dần dần kết thúc thỏa thuận, nhưng các nhà sản xuất cam kết "tái cân bằng" về lâu dài.

Ngoài ra còn có một câu hỏi về tính tuân thủ sẽ giảm dần trong suốt năm 2018, đặc biệt là kể từ khi giá cao hơn mức của năm trước, tạo ra động lực lớn hơn để nhà sản xuất gian lận. OPEC đã có sự tuân thủ cao, nhưng một cái nhìn khác cho thấy rằng dữ liệu này là trái chiều. Một số nước, như Iraq và UAE, đang sản xuất trên mức mục tiêu của họ, trong khi một số khác lại phải gánh thêm gánh nặng cắt giảm. Saudi, ví dụ, đã có sự tuân thủ đến 121 phần trăm trong 10 tháng đầu năm nay. Điều này phản ánh Vương quốc này đã quyết tâm xây dựng một hiệp ước sản xuất có hiệu quả như thế nào. Sản lượng của Venezuela đã giảm mạnh hơn mức cắt giảm đã được đồng ý, nhưng sự suy giảm nhanh chóng là kết quả của sự bất ổn kinh tế và biến động chính trị chứ không phải là cắt giảm cung theo tính toán.

Falih của Saudi Arabia và Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak sẽ là đồng chủ tịch Ủy ban Giám sát Bộ trưởng (JMMC) để giám sát việc tuân thủ. Với Nga và Saudi Arabia, vai trò này nhấn mạnh đến sự hợp tác ngày càng tăng giữa hai nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Falih nói họ "cam kết đảm bảo mọi người đóng góp và đóng góp một cách công bằng."

Sự đoàn kết được cho thấy của Nhóm Vienna

Mặc dù các tranh cãi vẫn tiếp tục, các nhà sản xuất đã xuất hiện cùng nhau với một sự đoàn kết. Falih bác bỏ bất kỳ những tranh cãi t với Nga và nhấn mạnh sự hợp tác ngày càng tăng và các mục tiêu chung với Nga. Số lượng các nước trong thỏa thuận của Nhóm Vienna là đáng chú ý: 24 nhà sản xuất đã bơm hơn 51 triệu thùng trong tháng trước và chiếm khoảng 55% năng lực sản xuất toàn cầu. Các Bộ trưởng khẳng định họ muốn trở nên lớn hơn. Trên thực tế, sáu quốc gia tham dự cuộc họp là quan sát viên cho biết họ đã thông qua thỏa thuận, mở rộng số lượng lên 30 nhà sản xuất ủng hộ thỏa thuận này.

Một chiến lược kết thúc hiệp ước vụng về, các nhà sản xuất gian lận về hạn ngạch của họ, hoặc phản ứng nhanh từ các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ có thể làm suy yếu hiệu quả của thỏa thuận. Ngay trước khi OPEC thông báo kéo dài thỏa thuận, EIA cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ đã đạt 9,48 triệu thùng/ngày trong tháng 9, tăng gần 300,000 thùng/ngày  so với tháng trước. Tổng sản lượng nội địa Mỹ ở mức 9,6 triệu thùng/ngày trong tháng 4 năm 2015, mức cao nhất kể từ những năm thập niên 1970. Falih hạ thấp tiềm năng của đá phiến sét sẽ thách thức các hành động của OPEC. Ông nói rằng đá phiến sét là một nguồn đóng góp "đáng mừng" cho nguồn cung toàn cầu để giúp đáp ứng nhu cầu gia tăng và bù đắp sự suy giảm tự nhiên ở các khu vực sản xuất hiện có. Ông nói rằng có rất nhiều "hoang mang sợ hãi" về đá phiến sét trong năm 2017, nhưng "tăng trưởng chỉ là tương đối."

Ngược lại, tiềm năng cho giá cao hơn cũng là một viễn cảnh rất nghiêm trọng. Thực tế là thị trường có thể di chuyển đáng kể theo cả hai hướng do kết quả của các hành động của OPEC phản ánh sự không chắc chắn lớn hơn mà nhóm đã đưa vào thị trường dầu mỏ. Định hướng giá cả không chắc chắn, nhưng thỏa thuận sản xuất của OPEC, những nỗ lực của nó để tác động đến niềm tin thông qua sự can thiệp bằng lời nói, sự bất ổn về địa chính trị gia tăng, hoạt động đầu cơ, và nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ hơn tất cả đang tạo ra một giai đoạn nhiều biến động cho thị trường.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM