Các nhà giao dịch dầu mỏ đang có “một giọng điệu bi quan quá mức”, chú ý quá nhiều đến các tweet của tổng thống Trump, sự mong manh về kinh tế vĩ mô và sự tăng trưởng đá phiến của Mỹ.
“Chúng tôi nghĩ rằng nhiều yếu tố quyết định tăng giá dầu và quan trọng cũng như biến động giá dầu trong năm tới là đáng để xem xét”, Barclays viết trong báo cáo ngày ngày 3 tháng 3. Trong khi có rất nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại - dữ liệu sản xuất và doanh số xe hơi thấp từ Trung Quốc, tăng trưởng đi ngang ở châu Âu và tốc độ GDP của Mỹ chậm lại trong quý IV - nhưng nhu cầu dầu đã ổn định.
Theo Barclays, nguồn cơn chính của sự không chắc chắn và bất ổn thị trường dầu trong năm nay là cách OPEC + phản ứng với chính sách của chính phủ Mỹ như thế nào. Đó là một kết luận khó khăn bởi vì chính sách của Mỹ, cũng như quá trình ra quyết định, chính bản thân điều này đã là không thể dự đoán được. Nhưng trong khi nhiều nhà phân tích khác lập luận rằng những hành động của Trump đang ngày càng trở thành một trong những lý do chính cho sự bất ổn trên thị trường dầu mỏ, thì Barclays nói rằng OPEC sẽ có tầm hảnh hưởng lớn hơn.
“Chúng tôi vẫn giữ quan điểm tăng giá nhiều hơn với 70 đô la cho Brent trong năm nay, nhưng chúng tôi không làm điều đó dễ dàng như Tổng thống Trump và Bộ trưởng năng lượng Al-Falih và thấy những rủi ro mới đối với nguy cơ giảm giá. Chúng tôi cho rằng nguồn cơn bất ổn lớn nhất đối với thị trường dầu mỏ trong năm nay không phải là Mỹ, mà là phản ứng của OPEC với các quyết định chính sách của Mỹ”, Barclays nói.
Chính quyền Trump có khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày nguồn cung dầu theo lệnh trừng phạt ở Venezuela và Iran. Khối lượng dầu này có thể gián đoạn, hoặc có thể được “tung vào” thị trường, tùy thuộc vào cách Trump muốn đi đường nào.
Từ đó, phép hoán vị càng trở nên khó phân tích hơn vì OPEC + sẽ có nhiều lựa chọn về cách phản ứng với các chính sách từ Washington.
Cách Saudi phản ứng thế nào thậm chí sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn. Theo những thông tin thu thập được, Ả Rập Xê Út sẽ ít sẵn lòng để bảo vệ Mỹ khỏi giá cao hơn như đã làm hồi năm ngoái. Áp lực ngân sách có nghĩa là Riyadh gần như không có động lực để tạo điều kiện cho kịch bản giá dầu thấp hơn. Thêm vào đó, Mỹ đã yêu cầu Ả Rập Xê Út vào năm ngoái để tăng sản lượng và giảm giá, điều khiến các quan chức Ả Rập Xê Út lo lắng khi giá cả sụp đổ.
Trong khi đó, mặc dù chính quyền Trump có ảnh hưởng đối với Saudi, trong đó có khả năng thông qua dự luật chống OPEC, nhưng chính quyền Mỹ cũng dựa vào Saudi cho các mục tiêu chiến lược khác. Điều đó có thể đồng nghĩa với việc lùi bước trước Ả Rập Xê Út khi nói đến các mục tiêu chính sách dầu mỏ, mặc dù lời nói thì chống lại OPEC. Điều này có thể dẫn đến giá cao hơn khi Riyadh do dự trước việc gia tăng sản xuất.
Một lý do chính thứ hai tại sao giá dầu có thể tăng trong thời gian tới là do các mối gây nguy hiểm kinh tế toàn cầu có lẽ không được nêu lên như cách đây vài tuần trước. Đặc biệt là, Châu Âu và Trung Quốc đã cho thấy các tín hiệu kinh tế suy yếu, nhưng cũng có bằng chứng cho thấy có lẽ điều tồi tệ nhất đang ở đằng sau họ. Nhu cầu dầu đã được giữ ổn định, do đó lo ngại về sự suy giảm kinh tế nghiêm trọng hơn có lẽ là đã bị thổi phồng, Barclays nói.
Cuối cùng, Barclays nói rằng đá phiến của Mỹ có thể chậm lại, bất chấp sự tăng trưởng sản xuất khổng lồ và số liệu sản lượng lớn hơn dự kiến trong vài tháng qua. Quả thực, ngân hàng đầu tư này lưu ý rằng ngành dầu mỏ đã chi nhiều hơn dự kiến trong quý IV trong khi ngân sách cho năm 2019 đang thấp hơn dự kiến. Nói cách khác, số liệu sản xuất dầu của Mỹ tiếp tục đạt đến những tầm cao mới, nhưng điều đó không có nghĩa là tăng trưởng bùng nổ có thể chỉ đơn giản là ngoại suy về tương lai.
Ngân hàng đầu tư cho biết lượng dầu thừa xuất hiện trong quý IV năm 2018 có thể mất thời gian để xử lý, điều đó có nghĩa là tồn kho có thể tăng trong quý đầu tiên của năm nay, làm kìm hãm giá. Nhưng thị trường đã bị giảm giá quá mức.
Nguồn tin: xangdau.net