Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Báo cáo sản lượng khai thác dầu thô toàn cầu trong tháng 3/2019

Sản lượng khai thác dầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm đáng kể trong tháng 3/2019, do sự sụt giảm mạnh ở Venezuela và Arập Saudi.

Tổng sản lượng của OPEC đã giảm 534.000 thùng mỗi ngày xuống chỉ còn hơn 30 triệu thùng mỗi ngày trong tháng trước, theo báo cáo hàng tháng của OPEC công bố hôm 10/4.

Venezuela, bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế và bị ảnh hưởng bởi sự cố mất điện nhiều lần, đã bơm ít hơn 288.000 thùng mỗi ngày (b/d) vào tháng trước, theo OPEC. 

Sản lượng của nước này chỉ đạt 732.000 b/d, thua xa so với mức 1 triệu thùng/ngày vào đầu năm nay và quá xa so với mức gần 2 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2017.

Sau sự cố mất điện lớn vào ngày 7/3, đã khiến phần lớn đất nước Venezuela chìm trong bóng tối trong năm ngày, việc cắt điện đã diễn ra lẻ tẻ ở Venezuela, ảnh hưởng đến ngành dầu mỏ và nền kinh tế nói chung.

Những sự cố này xảy ra trong bối cảnh xung đột chính trị đang leo thang giữa Tổng thống Maduro và đối thủ Juan Guaido, người được 50 quốc gia công nhận là quyền tổng thống. Công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA cũng đang chịu sự trừng phạt của Hoa Kỳ.

Sản xuất dầu của Venezuela, nơi có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới, đã bị xói mòn trong nhiều năm do thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Sản xuất của OPEC trong tháng 3/2019 cũng bị hạn chế bởi sự sụt giảm mạnh (324.000 b/d) của Arập Saudi.

Arập Saudi, quốc gia lãnh đạo OPEC, quyết tâm hỗ trợ giá dầu cùng với các thành viên trong và ngoài OPEC, bao gồm Nga, bằng một thỏa thuận tự nguyện giới hạn sản xuất, kéo dài cho đến tháng 6/2019.

Nhờ quyết tâm trên, giá dầu thô đã tăng trong quý đầu tiên của năm 2019 và khiến dầu Brent Biển Bắc gần đây đã vượt qua mốc 70 đôla/thùng.

Cũng trong tháng 3/2019, các quốc gia khác cũng chứng kiến ​​sự sụt giảm sản xuất, bao gồm Iraq (- 126.000 b/d) và ở mức độ thấp hơn Iran (- 28.000 b/d).

Mặt khác, sản lượng của Libya đã tăng đáng kể (+196.000 b/d): tháng 3/2019 vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến hiện tại giữa các lực lượng của tướng Khalifa Haftar và của Chính phủ Liên minh Quốc gia (GNA).

Việc công bố những số liệu trên được đưa ra khi OPEC đang xem xét có cần thiết phải gia hạn việc cắt giảm hay thậm chí cắt giảm thêm nữa hay không.

Bộ trưởng Năng lượng Arập Saudi Khaled al Faleh cho biết hôm 8/4 rằng các nhà sản xuất dầu có thể không cần phải cắt giảm sản lượng nữa. "Tôi nghĩ rằng thị trường đang tiến gần hơn đến sự cân bằng", ông nói.

Các quyết định của liên minh OPEC+ đang được Tổng thống Mỹ Donald Trump quan tâm sát sao. "OPEC cần tăng nguồn cung dầu, thị trường thế giới rất mong manh, giá dầu đang tăng quá cao, cảm ơn các bạn!", ông Trump viết trên Twitter vào cuối tháng 3/2019.

Môi trường kinh tế cũng mong manh hơn, với sự tăng trưởng chậm lại toàn cầu và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo sẽ điều chỉnh giảm mức tăng trong năm nay.

OPEC đã điều chỉnh các ước tính về nhu cầu dầu thô giảm nhẹ vào năm 2019, bởi vì tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến ​​sẽ yếu hơn dự kiến ở với các nước phát triển.

Nguồn tin: petrotimes.vn

ĐỌC THÊM