Giá dầu thô tăng cao hơn và đã bắt đầu phiên giao dịch tốt hơn, sau khi dự trữ dầu thô giảm mạnh hơn dự kiến của Viện dầu mỏ Mỹ API được báo cáo vào tối thứ Ba. Giá đã leo lên mức 48,66, nhưng sau đó giảm xuống trước khi dữ liệu EIA công bố. Giá đã tăng tiếp tục sau khi báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA dường cho thấy được chiến thuật nhằm giảm xuất khẩu sang Mỹ và hiện giờ là phần còn lại của thế giới của Saudi đang hoạt động. Fed giữ nguyên lãi suất không đổi và nói với các thị trường về thắt chặt định lượng, đó là sự thu hẹp lại bảng cân đối kế toán sẽ bắt đầu thời điểm nào đó trong năm nay.
Kết phiên giao dịch hôm thứ Tư, giá dầu WTI kỳ hạn tăng 86 cent, tương đương 1,8% đạt mức 48,75 USD/thùng. Giá dầu Brent kỳ hạn tăng 80 cent tương đương 1,6% lên mức 51 USD/thùng.
Phân tích Kỹ thuật
Giá đã tăng lên hôm thứ Tư nhưng không thể xuyên thủng vùng kháng cự được nhìn thấy gần đường xu hướng đi xuống gần 48.90. Vùng hỗ trợ được nhìn thấy gần đường trung bình 10 ngày tại 46,86. Xu hướng tăng vẫn tích cực khi biểu đồ histogram của đường MACD in màu đen với quỹ đạo dốc lên cho thấy giá cao hơn. Chỉ số RSI (chỉ số sức mạnh tương đối) ánh đà tăng tích cực. Mức hiện tại là 61, nằm ở trên của dải trung tính nhưng dưới ngưỡng lỗ mua (overbought) 70.
Hàng tồn kho đang giảm
Nhu cầu mạnh mẽ và hàng tồn kho sụt giảm đã giúp nâng giá dầu thô hôm thứ Tư sau khi lượng tồn kho dầu giảm nhiều hơn dự kiến. Hôm thứ Hai, Saudi Arabia tuyên bố sẽ tiếp tục cắt giảm xuất khẩu, giảm tổng cộng thêm 1 triệu thùng mỗi ngày, qua đó sẽ làm giảm lượng hàng tồn kho tại Mỹ. Trong khi nhập khẩu tăng nhẹ so với tuần trước, số liệu này đã giảm hơn 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA, nhập khẩu dầu thô của Mỹ trung bình đạt trên 8,0 triệu thùng/ngày vào tuần trước, tăng 48.000 thùng/ngày so với tuần trước đó. Trong tháng qua, nhập khẩu dầu thô trung bình trên 7,8 triệu thùng/ngày, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự sụt giảm nhập khẩu cùng với sự sụt giảm trong sản xuất trong nước của Mỹ đã dẫn đến sự sụt giảm hàng tồn kho. EIA cho biết lượng hàng tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ đã giảm 7,2 triệu thùng so với tuần trước đó. Con số này cao hơn nhiều so với so với con số giảm 2,2 triệu của các nhà phân tích, và thấp hơn mức sụt giảm 10,2 triệu thùng của API hôm thứ Ba. Các kho dự trữ xăng giảm 1,0 triệu thùng trong tuần trước, trong khi các kho dự trữ nhiên liệu chưng cất giảm 1,9 triệu thùng trong tuần trước. Tổng lượng hàng tồn kho xăng dầu thương mại giảm 9,4 triệu thùng trong tuần trước.
Nhu cầu tiêu thụ đang tăng lên
Nhu cầu tiêu thụ đã tăng lên. EIA cho biết, tổng nhu cầu của sản phẩm trong tháng qua trung bình khoảng 21,2 triệu thùng/ngày, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng vừa qua, nhu cầu xăng trung bình trên 9,7 triệu thùng/ngày, gần như không đổi so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu nhiên liệu chưng cất trung bình trên 4,2 triệu thùng/ngày trong tháng vừa qua, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu nhiên liệu phản lực tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dầu thô đầu vào của nhà máy tinh chế của Mỹ trung bình vào khoảng 17,3 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc vào ngày 21 tháng 7 năm 2017, tăng 166.000 thùng/ngày so với mức trung bình tuần trước đó. Các nhà máy lọc dầu hoạt động ở mức 94,3% công suất hoạt động trong tuần trước. Sản lượng xăng tăng vào tuần trước, trung bình 10,4 triệu thùng/ngày. Sản lượng nhiên liệu chưng cất tăng tuần trước, trung bình trên 5,1 triệu thùng/ngày.
API báo cáo rằng các kho dự trữ dầu thô đã giảm 10,3 triệu thùng, cao hơn 5 lần so với mức dự kiến và là mức giảm lớn nhất trong năm. Trữ lượng xăng tăng 1,9 triệu thùng, trong khi đó sản phẩm chưng cất giảm 111 nghìn thùng.
USD giúp hỗ trợ giá dầu
Đồng đô la Mỹ giảm giá hôm thứ Tư so với 1 loạt đồng tiền khác sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất và bày tỏ thận trọng về lạm phát.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 26/7 đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 1,0-1,25%, đồng thời cho biết vẫn đang tiếp tục theo dõi sát sao tình hình lạm phát.
Tuyên bố kết luận sau 2 ngày họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang, cơ quan hoạch định chính sách của Fed, được đánh giá là không có nhiều khác biệt so với bản tuyên bố hồi tháng Sáu khi Fed quyết định tăng lãi suất.
Fed cho biết tỷ lệ lạm phát của Mỹ hiện vẫn đang ở dưới mức mục tiêu 2% do yếu tố giảm giá ngắn hạn tác động.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đặt nền móng cho việc bắt đầu rút lại chương trình kích thích khổng lồ mà cơ quan này đưa ra để giải cứu nền kinh tế khỏi cuộc khủng hoảng tài chính. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã đưa ra một bản thông cáo với những từ ngữ mà giới phân tích cho rằng họ sẽ bắt đầu hành động vào tháng 9. Vào thời điểm đó, Fed sẽ bắt đầu cắt giảm danh mục đầu tư trái phiếu 4,5 nghìn tỷ USD đã tích luỹ trong bảng cân đối của mình, phần lớn là trong những năm sau cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Việc thu hẹp bảng cân đối kế toán sẽ bắt đầu bằng việc không tái đầu tư một phần tiền thu được từ danh mục đầu tư của mình mỗi tháng. Phần còn lại sẽ được tái đầu tư như thường lệ, ban đầu Fed sẽ không tái đầu tư 10 tỷ USD/tháng và tăng hàng quý lên mức 50 tỷ USD. Các quan chức Fed ước tính rằng một khi kế hoạch này hoàn tất, bảng cân đối có thể vẫn sẽ vượt quá 2 nghìn tỷ USD.
Có vẻ như phiên tối qua giá lên 48.75 USD, các trader đã bắt đầu bán ra chốt lời trong phiên Châu Á sáng nay, làm cho giá giảm trở lại như đã dự đoán. Phiên tối nay và tối mai, giá có thể điều chỉnh giảm, tốc độ rớt nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tin tức thị trường cũng như số liệu giàn khoan Mỹ. Xu hướng giá tuần sau sẽ tiếp tục lặp lại kịch bản, tức là nhìn chung thì vẫn tăng, nhưng về cuối tuần thì chốt lời giảm. Có khả năng giá sẽ phá được mốc 49 USD, nhưng rồi điều chỉnh về lại. Dự báo WTI tuần sau sẽ dao động từ 47-49 USD.