Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Báo cáo phân tích thị trường ngày 26/04/2019

Giá dầu giảm do suy đoán OPEC sẽ sớm tăng sản lượng để bù đắp cho sự sụt giảm xuất khẩu từ Iran sau khi Mỹ cứng rắn trừng phạt đối với Tehran.

Tuy nhiên, giá vẫn đang có thời gian dài nhất của mức tăng hàng tuần trong nhiều năm, do thị trường dầu mỏ đã thắt chặt trong bối cảnh nguồn cung bị gián đoạn và mối lo ngại địa chính trị gia tăng, đặc biệt là về căng thẳng giữa Mỹ và Iran.

Dầu thô Brent ở mức 74,18 USD/thùng, giảm 17 cent, tương đương 0,2%. Hợp đồng WTI ở mức 64,89 USD/thùng, giảm 32 cent, tương đương 0,5%.

Brent quay đầu giảm sau khi lên hơn 75 USD/thùng lần đầu tiên trong năm nay hôm thứ Năm sau khi Đức, Ba Lan và Slovakia ngừng nhập khẩu dầu của Nga thông qua một đường ống lớn, do chất lượng kém. Động thái này đã đưa nhiều nơi của châu Âu ra khỏi một tuyến đường cung cấp chính.

WTI đang có đợt tăng hàng tuần thứ tám liên tiếp, dài nhất kể từ nửa đầu năm 2015. Brent dự kiến tăng giá tuần thứ năm, kéo dài nhất kể từ tháng 4 năm 2018.

Washington hôm thứ Hai tuyên bố sẽ chấm dứt mọi miễn trừ cho các lệnh trừng phạt đối với Iran, yêu cầu các nước ngừng nhập khẩu dầu Tehran từ tháng 5 hoặc đối mặt với hành động trừng phạt.

Để bù đắp sự thiếu hụt từ Iran, Hoa Kỳ đang gây áp lực với Saudi cũng như các nhà sản xuất đồng minh như Iraq và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất để chấm dứt các hạn chế nguồn cung tự nguyện.

Ngân hàng Jefferies cho biết "giảm xuống 500.000 đến 600.000 thùng mỗi ngày bây giờ có vẻ thực tế" đối với xuất khẩu dầu của Iran, nói thêm rằng "ít nhất Trung Quốc và có khả năng là Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu thô của Iran".

Bất chấp những nỗ lực của Hoa Kỳ để đẩy xuất khẩu dầu của Iran về 0, nhiều nhà phân tích dự đoán một số dầu vẫn sẽ thoát ra được khỏi nước này.

"Tổng cộng 400.000 đến 500.000 thùng dầu thô và dầu ngưng sẽ tiếp tục được xuất khẩu", FGE, công ty tư vấn năng lượng cho biết, giảm từ khoảng 1 triệu thùng/ngày hiện tại.

Trung Quốc, nước mua dầu Iran lớn nhất thế giới, tuần này đã chính thức phàn nàn với Hoa Kỳ về các lệnh trừng phạt đơn phương đối với Iran.

Phân tích kỹ thuật

Giá dầu thô tiếp tục nhắm vào hỗ trợ chính 64,90, nhận thấy rằng giá đã chốt nến hàng ngày trên mức này, quan đó giữ cơ hội hợp lệ để tiếp tục xu hướng tăng dự kiến cho giai đoạn sắp tới, mục tiêu đầu tiên nằm ở mức 67,00.

EMA50 cố gắng bảo vệ kịch bản tăng được đề xuất, lưu ý rằng việc chọc thủng xuống 64,90 sẽ khiến giá dưới áp lực tiêu cực nhắm mục tiêu test mức 62,85 trước khi có bất kỳ nỗ lực tăng lên mới nào.

Phạm vi giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là giữa hỗ trợ 63,80 và kháng cự 67,00.

Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Tăng

Dự báo

Giá tiếp tục giảm được cho là do hoạt động chốt lời của các trader sau chuỗi tăng giá nhanh và mạnh bởi thông báo bỏ miễn trừ của Mỹ đối với dầu của Iran vào đầu tuần này. Thêm vào đó, thị trường đang nhận ra rằng mục tiêu của chính phủ Mỹ để giảm xuất khẩu dầu của Iran về 0 sẽ là một nhiệm vụ không dễ dàng và chắc chắn sẽ không mang lại kết quả chỉ sau một đêm. Ngoài ra, có nhiều suy đoán Saudi và các đồng minh có khả năng bù đắp cho sự sụt giảm dự kiến trong xuất khẩu của Iran. Các báo cáo gần đây cho thấy công suất dự phòng hiện nay tăng hơn so với 6 tháng trước, thời điểm Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt Iran lần thứ nhất, dẫn đến lo ngại về việc bù đắp quá mức dẫn đến thặng dư toàn cầu là một lực cản lớn trên thị trường.

Hành động rõ ràng từ Saudi nói riêng và OPEC+ nói chung về việc liệu có tiếp tục gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng hay không sẽ chỉ có tại cuộc họp vào tháng 6 tới.

Do đó, với hai lực hỗ trợ và kìm hãm như hiện nay, giá dầu sẽ tiếp tục biến động trong một phạm vi hẹp 65-66 cho đến khi thị trường nhìn thấy chi tiết hơn về cách Saudi và các đồng minh phản ứng trước yêu cầu của Mỹ.