Giá dầu tăng nhẹ, vẫn bị hạn chế do các trader còn lo ngại về suy thoái kinh tế có thể xảy ra ở Mỹ.
Dầu thô WTI tăng 0,7% lên 59,25 USD/thùng, trong khi dầu Brent quốc tế nhích 0,2% lên 66,94 USD/thùng.
Hôm thứ Sáu, chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu kho bạc ba tháng và 10 năm của Mỹ lần lần đầu tiên đảo chiều một cách khiêm tốn kể từ năm 2007. Sự đảo ngược này xuất hiện sau khi dữ liệu sản xuất yếu từ Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
Tin tức này đã đẩy chứng khoán toàn cầu và các tài sản rủi ro khác mất điểm, với Nikkei 225 của Nhật Bản đã giảm hơn 3% vào thứ Hai.
Các nhà phân tích cho rằng giá dầu có thể sẽ cao hơn vào lúc này nếu không phải do suy thoái kinh tế lan rộng mà một số người cho rằng có thể sớm biến thành suy thoái và làm hạn chế tiêu thụ nhiên liệu.
Dữ liệu sản xuất từ châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ đang chỉ ra một sự suy giảm kinh tế mạnh mẽ.
"Tăng trưởng sản lượng nhà máy toàn cầu đã chậm lại xuống còn 1% trong quý trước và các chỉ số chỉ ra gần như chững lại trong quý này", Ngân hàng JPMorgan Chase (NYSE: JPM) cho biết.
Tuy nhiên, giá dầu vẫn được hỗ trợ bởi việc cắt giảm sản lượng của OPEC và tạm dừng chính thức xuất khẩu dầu thô của Venezuela sang Mỹ.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Chicago Charles Evans cho biết ông hiểu lý do tại sao thị trường trở nên lo lắng khi đường cong lãi suất đi ngang, nhưng tin rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế của Mỹ vẫn tích cực.
Các trader đang chờ dữ liệu hàng tuần về tồn kho dầu thô của Mỹ từ Viện Dầu khí Hoa Kỳ dự kiến ra vào cuối ngày, tiếp theo là số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng vào Thứ Tư. Các nhà phân tích hy vọng dữ liệu cho thấy tồn kho thô của Mỹ giảm trong tuần thứ ba liên tiếp, sau khi giảm gần 14 triệu thùng trong hai tuần qua, giúp thúc đẩy niềm tin thị trường.
Kỹ thuật
Giá dầu thô đã tiếp cận kiểm tra sự hỗ trợ đã bị phá vỡ trước đó của kênh giảm giá chính biến thành ngưỡng kháng cự tại 59,60, đi kèm với stochastic đến các khu vực mua quá mức, tạo thành yếu tố tiêu cực mà bear đang chờ để hỗ trợ để đẩy giá tiếp tục giảm, giữ cho kịch bản xu hướng giảm hoạt động trong giai đoạn sắp tới, mục tiêu chủ yếu là mức 57,46.
Chúng ta nên lưu ý rằng việc vượt lên 59,60 và giữ mức đóng phiên hàng ngày ở trên nó sẽ ngăn chặn sự suy giảm dự kiến và đẩy giá quay trở lại để tiếp tục đà tăng chính.
Phạm vi giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là giữa hỗ trợ 57,46 và kháng cự 60,50.
Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Giảm tạm thời
Dự báo
Trong khi giá được hỗ trợ bởi cắt giảm từ OPEC +, thì quan ngại tăng trưởng nhu cầu toàn cầu chậm lại làm suy yếu đà tăng đang diễn ra. Hai lực giằng co khiến giá đang dao động trong phạm vi hẹp 58-59. Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản cho thấy vẫn nghiêng về những nhà đầu cơ giá lên.
Ngưỡng kháng cự 60 đối với WTI đang rất mạnh mẽ và việc để giá ổn định trên 60 có thể sẽ mất thời gian lâu hơn chúng tôi ước tính. Tuy nhiên, khi thị trường bước vào mùa lái xe mùa hè trong quý 2, điều đó sẽ hỗ trợ giá dầu tăng dần lên và hướng đến 61-62 trong 3-4 tuần tới, và hướng đến 65 vào giữa quý 2. Brent sẽ tiếp tục phạm vi hẹp 66-68 và nỗ lực hướng đến 70.
Do đó, trong tuần này xangdau.net nhận định nếu mối quan ngại về nhu cầu tiếp tục tăng lên thì giá WTI có thể sẽ dao động trong một phạm vi hẹp. Và bất kỳ báo cáo bổ sung nào xác nhận sự chậm lại trong nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ tiếp tục gây áp lực giảm giá. Về trung và dài hạn, xu hướng WTI sẽ tiến tới phạm vi 61-62 USD/thùng, nhưng lưu ý là đà tăng sẽ rất thận trọng và không loại trừ khả năng bị gián đoạn trong một số phiên do tác động bởi hoạt động chốt lời trước những lo lắng về nền kinh tế hay những dòng Tweet của Trump chỉ trích OPEC để giá dầu lên quá cao.