Giá dầu giảm trở lại vào sáng thứ Sáu sau ba ngày tăng liên tiếp, vì các dự báo tăng trưởng kinh tế ảm đạm làm gia tăng lo ngại về triển vọng nhu cầu.
Dầu thô Brent đã giảm 36 cent, tương đương 0,6%, ở mức 61,31 USD/thùng, sau khi tăng gần 1% vào thứ Năm, chuẩn dầu này dự kiến vẫn có mức tăng hàng tuần hơn 3%.
Dầu thô West Texas Middle (WTI) cũng giảm 35 cent, tương đương 0,6%, ở mức 55,88 USD. WTI đã tăng 0,5% trong phiên trước đó và đang trên đà tăng 4% trong tuần này.
Sự gia tăng mạnh mẽ trong tuần đã được củng cố bởi sự sụt giảm bất ngờ trong tồn kho dầu thô Mỹ và sự lạc quan về nỗ lực hỗ trợ giá nhiều hơn của OPEC và các đồng minh.
Tuy nhiên, những lo ngại về tăng trưởng kinh tế suy yếu vẫn là lực điều khiển chính cho giá cả.
Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cao cấp của OANDA cho biết: "Hoạt động toàn cầu chậm lại sẽ làm cho nhu cầu giảm, vì vậy thực tế là sự phục hồi dầu sẽ bị hạn chế”.
Các nhà kinh tế trong một cuộc thăm dò ý kiến của Reuters cho biết sự sụt giảm mạnh hơn trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn có nhiều khả năng hơn là sự phục hồi đồng bộ, ngay cả khi nhiều ngân hàng trung ương đưa ra các đợt nới lỏng tiền tệ.
Một cuộc thăm dò ý kiến khác của Reuters gồm các nhà kinh tế cho thấy thỏa thuận ngừng chiến gần đây trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là một bước ngoặt kinh tế và không làm gì để giảm thiểu nguy cơ rằng Mỹ có thể rơi vào suy thoái trong hai năm tới.
Ngoài ra còn có nhiều tin xấu cho cường quốc châu Âu là Đức, với một cuộc khảo sát cho thấy việc làm trong khu vực tư nhân của quốc gia này đã giảm lần đầu tiên sau sáu năm vào tháng 10, cho thấy sự chậm lại của quý ba có thể kéo dài đến những tháng cuối năm.
Giá dầu tăng hôm thứ Năm được thúc đẩy bởi dữ liệu cho thấy tồn kho của Mỹ đã giảm 1,7 triệu thùng trong tuần trước, trái ngược với dự báo tăng 2,2 triệu thùng của các nhà phân tích.
Bên cạnh đó, các quan chức của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết việc hạn chế nguồn cung được gia hạn là một lựa chọn để bù đắp cho triển vọng nhu cầu yếu hơn vào năm 2020.
Ả Rập Saudi muốn tập trung đầu tiên vào việc tăng cường tuân thủ hiệp ước cắt giảm sản xuất của nhóm với Nga và các nước không phải thành viên khác, một liên minh còn được gọi là OPEC +, trước khi cam kết cắt giảm nhiều hơn, các nguồn tin nói với Reuters.
Kỹ thuật
Giá dầu thô cung cấp thêm các giao dịch tích cực ngày hôm qua để chạm mức 56,50, trong khi nó bắt đầu từ hôm nay với xu hướng giảm giá nhẹ bị ảnh hưởng bởi stochastic âm, lưu ý rằng tác động tích cực của mô hình đáy đôi vẫn hoạt động, chờ đợi để tăng thêm trong các phiên sắp tới, vì mục tiêu tiếp theo nằm ở 57,40.
Do đó, xu hướng tăng sẽ vẫn được đề xuất trên cơ sở trong ngày trừ khi giá bị phá vỡ ở mức 54,60 và giữ mức đóng phiên ngày dưới mức đó.
Phạm vi giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là giữa hỗ trợ 55,00 và kháng cự 57,40.
Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Tăng
Dự báo
Nhân tố kịch thích cho tâm lý tích cực trong tuần này là báo cáo của EIA cho thấy tổng trữ lượng xăng dầu ở Mỹ đã giảm 21 triệu thùng trong ba tuần qua.
Tuy nhiên với lo ngại về Brexit và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, và mới đây nhất là phát biểu của Bộ trưởng Năng lượng Nga về việc cắt giảm sâu hơn của OPEC+ tại cuộc họp sắp tới được cho là những yếu tố gây sức ép giảm lên giá dầu thô trong thời gian tới.
Hy vọng duy nhất để ổn định giá sẽ là quyết định vào tháng 12 của OPEC và các đồng minh để cắt giảm nguồn cung sâu hơn.
Giá đã vượt qua được mốc kháng cự quan trọng 55 USD, nhưng để duy trì bền vững trên ngưỡng này thì cần nhiều tín hiệu tích cực hơn nữa trong bối cảnh tâm lý các nhà đầu tư còn thận trọng, dè dặt với nỗi ám ảnh về nhu cầu suy yếu do suy thoái toàn cầu.
Do đó, xangdau.net nhận định giá sẽ duy trì trong phạm vi 53-57 USD trong lúc các trader theo dõi khả năng Fed hạ lãi suất tại cuộc họp cuối tháng cũng như chờ xem liệu giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận thương mại có được Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký hay không tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ở Santiago, Chile diễn ra từ ngày 11-17 tháng 11.