Giá dầu rớt gần 1%, với những lo ngại về suy thoái kinh tế có thể đang dần lộ diện đã che mờ gián đoạn nguồn cung từ việc cắt giảm sản lượng của OPEC và từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Venezuela.
Dầu thô Brent giao tháng 5 ở mức 66,56 USD/thùng, giảm 47 cent, tương đương 0,7%. Hợp đồng WTI giao tháng 5 cũng giảm 52 cent, tương đương 0,9% xuống 58,52 USD/thùng.
Cả hai chuẩn dầu thô đã giảm hơn 3% kể từ tuần trước sau khi đạt mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2018.
Những lo ngại về suy thoái kinh tế tiềm tàng của Mỹ lại xuất hiện vào cuối tuần trước sau nhận xét của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, với lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm lần đầu tiên giảm xuống dưới mức ba tháng kể từ năm 2007.
Về mặt lịch sử, một đường cong lãi suất đảo ngược - nơi lãi suất dài hạn giảm dưới mức ngắn hạn - báo hiệu một cuộc suy thoái sắp tới.
Theo số liệu hôm thứ Sáu cho thấy tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất Mỹ đã chậm lại xuống mức thấp 21 tháng vào tháng Ba.
Thêm vào nỗi lo về một cuộc suy thoái toàn cầu ngày càng lan rộng, dữ liệu sản xuất từ Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, thu hẹp trong tháng thứ ba liên tiếp.
Chỉ số quản lý sức mua sơ bộ của IHS Markit, dẫn đầu bởi Đức, đã xuống còn 44.7 điểm vào tháng 3, mức thấp nhất kể từ năm 2012 và thấp hơn mức kỳ vọng 48 điểm của các nhà kinh tế học. Đây là lần thứ ba liên tiếp chỉ số này dưới 50 điểm và đến khi đơn hàng mới và việc làm mới đều giảm.
"Các ước tính tăng trưởng và thu nhập đã được điều chỉnh giảm trên tất cả các khu vực chính", ngân hàng Hoa Kỳ Morgan Stanley (NYSE: MS) cho biết.
Vòng đàm phán thương mại tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bắt đầu ở Bắc Kinh vào thứ Năm tuần này. Các báo cáo trước đó cho thấy hai bên đang hy vọng đạt được thỏa thuận thương mại vào cuối tháng Tư.
Kỹ thuật
Giá dầu thô đã chốt dưới đường hỗ trợ của kênh tăng giá xuất hiện trên biểu đồ sau áp lực tiêu cực mà nó đã chứng kiến vào thứ Sáu tuần trước, điều này thúc đẩy giá đạt mức giảm dự kiến trong các phiên sắp tới, chờ đợi để test mức 57,46.
Lưu ý rằng mức giảm dự kiến chỉ là tạm thời, chờ đợi sự bật tăng giá trở lại để tiếp tục xu hướng tăng chính sau khi chạm mức đã đề cập, xem xét việc chọc thủng 57,46 sẽ kéo dài đà giảm giá dầu xuống tới 54,50 như một trạm chính tiếp theo, trong khi vượt lên 59,40 sẽ ngăn chặn đà giảm dự kiến và đẩy giá trở lại kênh tăng giá một lần nữa.
Phạm vi giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là giữa hỗ trợ 57,00 và kháng cự 60,00.
Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Giảm tạm thời
Dự báo
Giá tiếp tục được hỗ trợ bởi việc cắt giảm sản lượng do OPEC dẫn đầu và lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Venezuela. Nhưng những lo ngại về nhu cầu tiếp tục làm chậm lại sự phục hồi. Tuy nhiên, mối quan tâm đầu tiên đối với nhu cầu được thúc đẩy bởi những lo lắng về sự chậm lại trong nền kinh tế Trung Quốc. Diễn biến giá hôm thứ Sáu được thúc đẩy bởi dữ liệu kinh tế suy yếu từ Châu Âu. Ngoài ra, Fed có thể đã gửi một thông điệp rằng họ dự báo một sự chậm lại trong nền kinh tế Mỹ khi cơ quan này trở nên ôn hòa hơn thông qua việc thông báo rằng họ sẽ không tăng lãi suất trong năm nay.
Ngưỡng kháng cự 60 đối với WTI đang rất mạnh mẽ và việc để giá ổn định trên 60 có thể sẽ mất thời gian lâu hơn chúng tôi ước tính. Tuy nhiên, khi thị trường bước vào mùa lái xe mùa hè trong quý 2, điều đó sẽ hỗ trợ giá dầu tăng dần lên và hướng đến 61-62 trong 3-4 tuần tới, và hướng đến 65 vào giữa quý 2. Brent sẽ tiếp tục phạm vi hẹp 66-68 và nỗ lực hướng đến 70.
Do đó, xangdau.net nhận định nếu mối quan tâm về nhu cầu tiếp tục tăng thì giá WTI có thể sẽ dao động trong một phạm vi hẹp trong thời gian tới. Và bất kỳ báo cáo bổ sung nào xác nhận sự chậm lại trong nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ tiếp tục gây áp lực giảm giá. Về trung và dài hạn, xu hướng WTI sẽ tiến tới phạm vi 61-62 USD/thùng, nhưng lưu ý là đà tăng sẽ rất thận trọng và không loại trừ khả năng bị gián đoạn trong một số phiên do tác động bởi hoạt động chốt lời trước những lo lắng về nền kinh tế hay những dòng Tweet của Trump chỉ trích OPEC để giá dầu lên quá cao.