Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Báo cáo phân tích thị trường ngày 24/07/2017

Dầu thô giảm mạnh trong phiên Mỹ tối thứ Sáu, rút lui từ đà tăng mạnh đầu tuần trong bối cảnh quan ngại cuộc họp OPEC tuần sau sẽ không thể giải quyết được nguồn cung thừa toàn cầu. Sự yếu đi của đồng đô la Mỹ đã không thể giúp duy trì giá dầu tăng, trong khi đó mức phá vỡ chuẩn Brent trên 50 USD hôm thứ Năm tuần trước đã được coi là hành động giá tăng. Cuộc họp của các nhà sản xuất dầu lớn của OPEC hôm thứ Hai tuần này tại St Petersburg là một ảnh hưởng tích cực, cùng với căng thẳng giữa Kuwait và Iran. Bộ trưởng Năng lượng của UAE cho biết ông hy vọng việc cắt giảm sản xuất của OPEC sẽ dẫn đến tác động đáng kể đến giá dầu trong quý ba và quý tư.

WTI tháng 9 chốt ở mức 45,77 USD/thùng, giảm 1,15 USD, tương đương 2,55% trên sàn Nymex. Giá giảm 2,1% trong tuần, rớt mạnh từ mức cao 6 tuần chốt hôm thứ Tư.

Phân tích kỹ thuật

Giá dầu thô đã không thể giữ duy trì được đà tăng đầu tuần trước. Đây là một sự phân kỳ mặc dù nhiều người tin rằng Saudi Arabia sẽ đến giải cứu và giảm xuất khẩu. Giá đã sụt 2.45% hôm Thứ Sáu, nhưng vẫn giữ duy trì ngưỡng hỗ trợ gần đường trung bình 10 ngày tại 46.18. Kháng cự của dầu thô gần mức cao nhất trong tuần tại 47.74. Đà tăng giá đang giảm tốc độ khi biểu đồ histogram của đường MACD trong vùng đen với một quỹ đạo giảm cho thấy sự củng cố.

Cuộc họp OPEC không chính thức

Tuần này sẽ là một tuần rất quan trọng với thị trường dầu thô. Trong khi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu dường như tăng cao hơn, thì thị trường lại rõ ràng tập trung quá mức vào nguồn cung, vốn cấu thành từ rất nhiều lí do. Trong khi sản xuất sẽ có thể tiếp tục tại tốc độ hiện tại, cuộc họp không chính thức OPEC ở Nga sẽ là nhân tố kích thích thúc đẩy giá dầu.

Trong khi không thể có bất kỳ sự thay đổi sản xuất nào, Saudi Arabia đã đưa ra ý tưởng rằng nước này sẽ giảm lượng xuất khẩu trên toàn cầu khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày. Việc giảm xuất khẩu của Saudi đã được nhìn thấy trong số liệu nhập khẩu của Mỹ, bất chấp  sản lượng tăng trong nước của Mỹ. Hiện nay, Saudi không nói rằng họ sẽ giảm sản xuất, họ chỉ nói rằng họ sẽ giảm xuất khẩu, là trực tiếp nhắm mục tiêu giá. Nếu hàng tồn kho trên toàn cầu bắt đầu thu hẹp lại, ngoại trừ hàng tồn kho ở Saudi Arabia, thì có quan ngại cho rằng thị trường kỹ thuật sẽ hoạt động.

Dữ liệu hàng tồn kho cho thấy mức giảm dầu tích trữ lớn hơn dự đoán, điều này có thể là nguyên nhân của việc giảm xuất khẩu của Saudi. Nếu nhóm không thể đạt được một cam kết nào đó để hỗ trợ nhà đầu cơ giá lên thúc đẩy giá cao hơn, thì thị trường sẽ có thể sẽ gây sức ép kéo giá dầu đi xuống vào cuối tuần sau.

Sản lượng dầu thô của Mỹ dự báo trung bình 9,9 triệu thùng/ngày vào năm 2018

Trong khi đó, EIA dự báo tổng sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt 9,3 triệu thùng/ngày trong năm 2017, tăng 0,5 triệu thùng/ngày từ năm 2016. Trong năm 2018, sản lượng dầu thô dự kiến ​​sẽ đạt mức trung bình 9,9 triệu thùng/ngày, vượt qua kỷ lục trước đó là 9,6 triệu thùng mỗi ngày vào năm 1970. Hầu hết sự tăng trưởng trong sản xuất dầu thô của Mỹ từ tháng 6 năm 2017 đến cuối năm sau dự kiến ​​sẽ đến từ khu vực  Permian ở Texas và Federal Offshore Gulf of Mexico.

Nhập khẩu giảm

Bộ Năng lượng Mỹ cho biết nhập khẩu dầu thô của Mỹ trung bình 7,8 triệu thùng/ngày trong tháng trước, giảm 1,7% so với tháng trước đó. Hàng nhập khẩu giảm đã không được bù đắp bởi sự gia tăng sản lượng trong nước thêm 30 nghìn thùng trong nước tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 14/07.

Hàng tồn kho sụt giảm mạnh

Sự suy giảm nhập khẩu dẫn đến sự sụt giảm dự trữ dầu thô trong nhu cầu tổng sản phẩm tăng lên. Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết trữ lượng dầu thô giảm 4,7 triệu thùng Ngoài ra, lượng hàng tồn kho xăng giảm 4,4 triệu thùng, trong khi lượng hàng dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 2,1 triệu thùng. EIA báo cáo rằng tổng lượng hàng tồn kho thương mại đã giảm khoảng 10,2 triệu thùng.

Nhu cầu tiêu thụ vẫn duy trì mạnh mẽ, nhưng nhu cầu xăng vẫn chưa đạt mức kỷ lục 2016. Tổng nhu cầu sản phẩm trong tháng vừa qua trung bình khoảng 20,8 triệu thùng/ngày, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu xăng trong tháng vừa qua trung bình khoảng 9,7 triệu thùng/ngày, giảm 0,8%. Nhu cầu nhiên liệu chưng cất vẫn duy trì mức trung bình 4,1 triệu thùng/ngày trong tháng vừa qua tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu nhiên liệu phản lực tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đà giảm giá được tạo ra do bán tháo hôm thứ  Sáu có thể sẽ tiếp tục vào đầu tuần này do hoạt động chốt hợp đồng hơn nữa trước cuộc họp then chốt giữa OPEC và các thành viên không thuộc OPEC tại St. Petersburg, Nga. Thị trường đang tìm kiếm các dấu hiệu rõ ràng về việc cắt giảm sản xuất đang có tác động đến giá cả.

Giá có thể sẽ giảm hơn nữa nếu cuộc họp kết thúc mà không có một thông báo quan trọng nào về cắt giảm sản xuất. Người mua dường như đang mệt mỏi với hiện trạng và muốn nhìn thấy một cam kết hơn nữa từ các nhà sản xuất OPEC/Ngoài-OPEC trong các nỗ lực cắt giảm nguồn cung.

Giá sẽ biến động tùy thuộc vào kết quả cuộc họp kỹ thuật của OPEC hôm nay. Nhưng như đã nói giá khó có thể trụ vững được mức cao do sự xuất hiện của nhà đầu tư lướt sóng nhảy vào bán kiếm lời, nếu như giá lên lại 46-47 USD nhờ tin tức hỗ trợ. Giá WTI tuần này sẽ dao động trong phạm vi 45-47 USD/thùng.