WTI front mont giao tháng 6 hết hạn giao dịch trong phiên giao dịch ngày hôm qua với mức tăng 0,79%. Thị trường tiếp tục tìm kiếm sự đồng thuận của các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC để gia hạn hiệp ước cắt giảm sản xuất hiện tại kéo dài cho đến cuối quý 1 năm 2018, khi nhóm sẽ họp vào thứ Năm này. Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tiếp tục tăng, bù đắp một phần mức cắt giảm của OPEC, điều này sẽ hạn chế viễn cảnh đà tăng giá trong thời gian này. Baker-Hughes hôm thứ Sáu tuần trước báo cáo tuần thứ 18 liên tiếp về số lượng các giàn khoan hoạt động tăng lên.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 6 tăng 40 cent, tương đương 0,8%, lên mức 50,73 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI giao tháng 7 tăng 46 cent, tương ứng 0,9%, lên 51,13 USD/thùng. Tương tự, giá dầu Brent giao tháng 7 tăng 26 cent, tương đương 0,5%, lên 53,87 USD/thùng.
Phân tích kỹ thuật
Giá dầu thô tiếp tục xu hướng tăng và sẵn sàng test vùng kháng cự gần đường trung bình 200 ngày tại 51,95. Việc phá vỡ mức này sẽ test đường xu hướng đi xuống nằm gần mức 53,10. Vùng hỗ trợ gần đường trung bình 10 ngày tại 49,93. Giá có thể củng cố trước báo cáo tuần của API và báo cáo EIA.
Momentum của giá dầu thô đã trở chuyển sang dương do chỉ số MACD đã tạo ra tín hiệu mua chéo. Điều này xảy ra khi chênh lệch (đường trung bình số mũ (EMA) 12 ngày trừ đi đường trung bình số mũ 26 ngày) cắt qua trên đường EMA 9 ngày. Biểu đồ MACD đang trong vùng đen với quỹ đạo hướng lên cho thấy giá dầu thô cao hơn.
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đo lường mức mua và bán quá mức cùng với đà tăng tốc và giảm tốc, đang lên cao hơn trong xu hướng êm ả phản ánh sự gia tăng momentum dương . Con số hiện tại 60, nằm ở mức cao của dải trung tính và dưới mức kích hoạt bán quá mức là 70.
Giá dầu có thể tiếp tục bị hạn chế bất chấp các nỗ lực của OPEC do sản xuất mạnh mẽ ở Mỹ và sản xuất trong tương lai được báo trước bởi số lượng các giàn khoan dầu tăng lên. Hôm thứ Sáu, số liệu hàng tuần của Baker-Hughes cho thấy tuần tăng thứ 18 liên tiếp, lần này tăng thêm 8 giàn khoan lên tổng số 720 giàn và là mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2015. Đây là đợt gia tăng hàng tuần kéo dài nhất kể từ năm 2011, khi số lương giàn khoan tăng 19 tuần liên tiếp.
Biểu đồ hàng tuần cho thấy rằng giá có một chặng đường dài để đi trước khi phá vỡ phạm vi giá 15 USD/thùng, với mức giá cao nhất là 55 USD và sàn là 40 USD. OPEC sẽ phải gây ngạc nhiên cho các thị trường để giá có thể phá vỡ phạm vi đó, vì hàng tồn kho vẫn dồi dào, và sản xuất của Mỹ đang trở nên mạnh mẽ hơn.
OPEC đang sẵn sàng
Các thị trường đang dự đoán cuộc họp OPEC thứ Năm này sẽ khẳng định sự gia hạn hiệp ước cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng mỗi ngày, đã được thực hiện từ đầu năm và sẽ kết thúc vào cuối tháng 6. Giá dầu thô đã tăng 4,7% trong tuần qua, chủ yếu dựa vào dự đoán điều này với Saudi Arabia, Kuwait và Nga đã phát tín hiệu gia hạn thỏa thuận.
Saudi Arabia đang thúc giục Iraq
Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Khalid al-Falih đã gặp gỡ Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq, ông Jabar Ali al-Luaibi tại Baghdad vào hôm thứ Hai, do nhà lãnh đạo dấu mặt của OPEC này đang cố gắng thuyết phục các thành viên khác trong nhóm, đặc biệt là Iraq, quốc gia chưa tuân thủ mức cắt giảm cho đến nay, đồng ý gia hạn hiệp ước sản xuất thêm 9 tháng nữa. Trước cuộc họp của OPEC tại Vienna hôm thứ Năm, al-Falih có mặt tại Baghdad hôm thứ Hai trong chuyến thăm đầu tiên của một quan chức năng lượng cấp cao của Saudi tới Iraq trong gần ba thập niên qua.
Saudi Arabia và Nga, nước dẫn đầu nhóm các nhà sản xuất không thuộc OPEC, một phần trong hiệp ước cắt giảm sản lượng, đang đề xuất kéo dài 9 tháng tới tháng 3 năm 2018. Hai nước này cũng có mức tuân thủ cao nhất.
Tuần trước, thủ tướng Iraq Haider al-Abadi nói rằng Baghdad sẽ hỗ trợ cho gia hạn cắt giảm, nhưng không cung cấp chi tiết cụ thể chính xác khoảng thời gian gia hạn mà nước này sẽ hỗ trợ.
Dữ liệu của OPEC cho thấy rằng Iraq cho đến nay là thành viên của OPEC vẫn chưa tuân thủ nhiều nhất mức cắt giảm sản lượng, đang sản xuất trong mỗi tháng từ tháng 1 đến tháng 4 nhiều hơn cam kết trong thỏa thuận cắt giảm sản xuất. Vào thời điểm thỏa thuận ban đầu, Iraq cũng đã tranh cãi với các ước tính của các nguồn tin gián tiếp của OPEC và lập luận rằng nước này xứng đáng được miễn trừ tham gia cắt giảm sản xuất vì tài chính của họ đang cạn kiệt trong cuộc chiến chống lại ISIS. Mặt khác, Saudi Arabia đã cắt giảm nhiều hơn mức yêu cầu kể từ khi bắt đầu thỏa thuận, bù trừ cho các thành viên OPEC không tuân thủ.