Giá dầu hôm 19/1 giảm do thị trường lo ngại về sản lượng dầu ở Mỹ tiếp tục tăng, sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo sản lượng dầu của Mỹ sẽ tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn 40 năm.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 2 chốt phiên giảm 58 cent, tương đương 0,9%, còn 63,37 USD/thùng. Tương tự, giá dầu Brent giao tháng 3 giảm 70 cent, tương đương 1%, xuống còn 68,61 USD/thùng tại thị trường London.
Tính cả tuần, giá dầu WTI giảm khoảng 1,5% - mức giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 12/2017. Trong khi đó, giá dầu Brent cũng giảm 1,8% - mức giảm mạnh nhất kể đầu tháng 10.
Các chuyên gia tại Sevens Report nhận định rằng nhu cầu dầu đang cao do nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng, và thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC tiếp tục tạo hiệu ứng tâm lý tích cực. Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng vẫn được duy trì do giá dầu ở mức cao nhất trong nhiều năm.
Giá dầu hôm thứ Năm ít biến động sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho dầu thô Mỹ giảm 6,9 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 12/1, đánh dấu tuần giảm thứ chín liên tục.
Bên cạnh đó, IEA cũng cho biết sản lượng dầu thô ở nước này tăng 258.000 thùng trong tuần trước lên mức 9,75 triệu thùng/ngày, gần với mức 9,789 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc 15/12/2017, mức cao nhất kể từ khi cơ quan này bắt đầu thu thập dữ liệu năm 1983.
Giá dầu tiếp tục giảm hôm thứ Sáu trên bảng điện tử sau khi IEA dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ vượt mốc 10 triệu thùng/ngày trong năm nay, mức cao nhất kể từ năm 1970.
Giá dầu tăng trong vòng 1 năm qua do nguồn cung trên thế giới bị thắt chặt, nhất là sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số nước khác, trong đó có Nga, nhất trí cắt giảm sản lượng và hạ mức tồn kho trên toàn cầu. Tuy nhiên, nguồn cung từ Mỹ lại trở thành mối quan ngại cho thị trường.
Baker Hughes hôm thứ Sáu cho biết số lượng giàn khoan đang hoạt động ở Mỹ giảm 5 chiếc xuống 747 trong tuần này, sau khi tăng 10 giàn trong tuần trước.
OPEC hôm thứ Năm cho biết sản lượng của các nước thành viên trong tháng 12 tăng 42.000 thùng/ngày. Cơ quan này đồng thời nâng ước tính nhu cầu thế giới tăng lên mức 96,99 triệu thùng/ngày trong năm 2017 và dự báo nhu cầu sẽ đạt 98,51 triệu thùng/ngày trong năm 2018.
PT Kỹ thuật
Giá đã chịu áp lực trong suốt phiên giao dịch và chỉ phục hồi một phần sau báo cáo giàn khoan giảm từ Baker Hughes. Giá có vẻ như đang hình thành một mô hình cờ hiệu tăng mà trong đó giá sẽ có xu hướng chựng lại hoặc giảm nhẹ để chuẩn bị cho một đợt bứt phá mới lên mức cao hơn. Hỗ trợ được thấy gần đường trung bình 10 ngày tại 63,28. Hỗ trợ mục tiêu được thấy gần đường xu hướng đi lên gần khu vực 60. Kháng cự được thấy gần mức các mức cao tuần tại 64,87. Xu hướng đã chuyển sang giảm do chỉ số MACD hình thành tín hiệu bán chéo. Điều này xảy ra do đường MACD (trung bình 12 ngày trừ trung binh 26 ngày) cắt xuống đường tín hiệu MACD (trung bình 9 ngày của đường MACD.)
Dự báo
Trong bối cảnh khi các trader đổ xô mua cược giá tăng dẫn đến một mức chênh lệch khổng lồ với cược giá giảm trong khi các nguyên nhân cơ bản cung cầu không đủ mạnh để thúc đẩy giá lên mức quá cao như hiện nay. Điều này đã khiến cho tâm lý của trader lo lắng dễ dàng bị tác động bởi bất kỳ thông tin tiêu cực nào. Nhưng nhìn chung niềm tin thị trường của trader vẫn cực kỳ mạnh mẽ đủ sức để duy trì mục tiêu test mức 65.