Giá dầu đi xuống sau khi tăng hơn 2% trong phiên trước đó nhờ dữ liệu tồn kho dầu thô của Mỹ tăng ít hơn dự báo, do một sự bất ngờ mới về Hồng Kông làm dấy lên lo ngại về sự chậm trễ hơn nữa trong bất kỳ thỏa thuận thương mại nào của Mỹ-Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tác động tới triển vọng tăng trưởng toàn cầu và chi phối triển vọng nhu cầu dầu mỏ trong tương lai.
Các chuyên gia thương mại đã cảnh báo giai đoạn đầu tiên của một thỏa thuận thương mại có thể kéo sang năm tới, trong khi thị trường lo sợ các cuộc đàm phán có thể bị ảnh hưởng khi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua hai dự luật để ủng hộ người biểu tình ở Hồng Kông, khiến Trung Quốc không tán thành.
Dầu thô Brent (LCOc1) giảm 20 cent, tương đương 0,32%, xuống còn 62,20 USD/thùng.
Hợp đồng WTI giao tháng 1 giảm 17 cent, tương đương 0,3%, xuống 56,84 USD/thùng.
"Sự trì hoãn trong việc ký kết thỏa thuận giai đoạn một là một dấu hiệu khác cho thấy Washington và Bắc Kinh vẫn còn cách biệt khi giải quyết xung đột thương mại của họ", Abhishek Kumar, người đứng đầu phân tích của Interfax Energy ở London cho biết.
Tổng thống Donald Trump cho biết ông có xu hướng tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc nếu không đạt được thỏa thuận thương mại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hôm thứ Tư Nga và OPEC có 'mục tiêu chung' là giữ cho thị trường dầu cân bằng và có thể dự đoán được, và Moscow sẽ tiếp tục hợp tác theo thỏa thuận hạn chế nguồn cung toàn cầu.
Kỹ thuật
Giá dầu thô tăng vọt hôm qua bị ảnh hưởng bởi dữ liệu hàng tồn kho của Mỹ bên cạnh các tuyên bố của Nga hợp tác với OPEC để giữ cân bằng giá dầu, điều này thúc đẩy giá kiểm tra mức 57,40, và rằng mức tăng đã chựng lại dưới mức này để bắt đầu giảm trong phiên châu Á hôm nay, kèm theo stochastic bước vào các khu vực mua quá mức và bắt đầu chứng kiến tín hiệu chồng chéo giảm trên khung thời gian bốn giờ.
Do đó, các yếu tố này cho thấy xu hướng giảm giá vẫn là chủ yếu trong các phiên sắp tới và mục tiêu đầu tiên được thể hiện bằng cách kiểm tra mức 54,60 một lần nữa, lưu ý rằng việc nếu giá vuột 57,40 và duy trì trên nó sẽ thúc đẩy giá đạt được mức tăng hơn nữa kéo dài đến 60,90.
Phạm vi giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là giữa hỗ trợ 55,00 và kháng cự 58,00
Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Giảm giá
Dự báo
Vì lí do cho sự phục hồi giá trong phiên trước chỉ đơn giản là do số liệu tồn kho dầu thô Mỹ tăng thấp hơn một chút so với dự đoán của các nhà phân tích, nên giá nhanh chóng quay đầu giảm trở lại. Và sự biến động đó sẽ vẫn tiếp tục vì sự không chắc chắn trong các cuộc đàm phán thương mại nhất là với động thái mới nhất từ Hạ viện Hoa Kỳ khi thông qua hai dự luật để ủng hộ người biểu tình ở Hồng Kông, khiến Trung Quốc không tán thành. Ngoài ra, thị trường đang đồn đoán về quyết định của OPEC+ tại cuộc họp vào ngày 5-6 tháng 12 tới đối với thỏa thuận cắt giảm cung sau khi hết hạn vào tháng 3/2020.
Tất cả những điều này đang thúc đẩy các nhà giao dịch phòng ngừa rủi ro theo bất cứ cách nào mà họ nghĩ là đúng.
WTI vẫn dao động trong một phạm vi hẹp và điều đó có khả năng sẽ tiếp tục trong trường hợp không có tiến triển trong chiến tranh thương mại hoặc chất xúc tác kinh tế.
Giá sẽ tiếp tục phụ thuộc vào diễn biến cuộc đàm phán mà có thể tiếp cận mốc kháng cự mới 58 USD hoặc mốc hỗ trợ 53 USD.
Xanngdau.net dự báo giá WTI sẽ dao động chủ yếu trong phạm vi 54-57 USD.