Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Báo cáo phân tích thị trường ngày 20/08/2019

 

Giá dầu thô giữ đà tăng trong phiên sáng nay nhờ lạc quan rằng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ hạ nhiệt và hy vọng rằng các nền kinh tế lớn sẽ ban hành các biện pháp kích thích để chống lại sự suy giảm kinh tế toàn cầu mà có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ.

Dầu thô Brent giao tháng 10 (LCOc1) tăng 1% lên 59,75 USD/thùng, sau khi tăng 1,88% vào thứ Hai.

Dầu thô Mỹ giao tháng 10 (CLc1) tăng 7 cent lên 56,215 USD/thùng, sau khi tăng 2,44% trong phiên trước đó. WTI giao tháng 9 cũng ở mức 56,23 USD/thùng.

Mỹ cho biết họ sẽ kéo dài thời gian tạm hoãn cho phép Huawei Technologies của Trung Quốc mua linh kiện từ các công ty Mỹ, báo hiệu sự giảm nhẹ trong xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Động thái này đặt ra một "sự an ủi" trước cuộc đàm phán thương mại vào tháng tới, Stephen Innes, đối tác quản lý của VM Markets, cho biết trong một lưu ý.

"Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là trung tâm của sự sụp đổ thị trường dầu mỏ, đã đưa nền kinh tế toàn cầu đến bờ vực suy thoái và dự báo nhu cầu bị dầu ảnh hưởng tiêu cực", ông nói.

Một sự phục hồi trên thị trường chứng khoán trên toàn thế giới với kỳ vọng ngày càng tăng rằng các nền kinh tế toàn cầu sẽ hành động để đối phó với sự tăng trưởng chậm lại cũng giúp hỗ trợ giá dầu.

Lãi suất tham chiếu cho vay mới của Trung Quốc đã được thiết lập thấp hơn một chút vào thứ Ba sau khi Ngân hàng trung ương tuyên bố cải cách lãi suất để giảm chi phí vay của doanh nghiệp, trong khi chính phủ liên minh cánh tả của Đức cho biết họ sẽ chuẩn bị bỏ quy tắc ngân sách cân bằng và chấp nhận nợ mới để đối phó với một cuộc suy thoái có thể xảy ra.

Trong khi đó, một cuộc thăm dò ý kiến ​​của Reuters gồm bảy nhà phân tích tiết lộ kỳ vọng rằng tồn kho dầu thô ở Mỹ đã giảm 1,9 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 16/8.

Cuộc thăm dò này được tiến hành trước các khi có báo cáo từ Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) vào rạng sáng ngày mai.

Tuy nhiên, giá cả đã bị sức ép bởi một báo cáo từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đặt ra mối lo ngại về tăng trưởng nhu cầu dầu.

Các trader cũng đang theo dõi các dấu hiệu căng thẳng ở Trung Đông sau khi Mỹ xem việc thả tàu chở dầu Iran giữa lúc diễn ra cuộc đối đầu giữa Iran và Washington là không thích hợp, cảnh báo các cảng Hy Lạp và Địa Trung Hải không được giúp đỡ tàu này.

Kỹ thuật

Giá dầu thô cung cấp giao dịch tích cực hơn vào ngày hôm qua, để kiểm tra mức kháng cự của kênh giảm giá, cắt giảm cơ hội để giá tăng hơn nữa, kèm theo việc xuất hiện các tín hiệu mua quá mức đến từ stochastic, hỗ trợ cơ hội để giá bật giảm để tiếp tục xu hướng giảm giá chính.

Do đó, xu hướng giảm vẫn là kịch bản chính và sẽ vẫn có hiệu lực trong giai đoạn sắp tới trừ khi giá tăng vọt vượt 56,20 rồi 57,33 và duy trì trên nó, nhắc nhở bạn rằng các mục tiêu chờ đợi chính bắt đầu ở mức 54,47 và mở rộng hơn nữa về mức 51,61 sau khi bẻ gẫy mức trước đó.

Phạm vi giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là giữa hỗ trợ 54,47 và kháng cự 57,33.

Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Giảm

Dự báo

Sau một tuần lao dốc, giá dầu tuần này đã bắt đầu có được một vài điểm sáng giúp hỗ trợ giá. Đó là sự hy vọng rằng các nền kinh tế lớn sẽ đưa ra các biện pháp kích thích nhằm đối phó lại sự suy giảm kinh tế toàn cầu mà có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ; động thái mới nhất của Mỹ cũng giúp hạ nhiệt căng thẳng Mỹ-Trung và tiếp tục hy vọng vào vòng đàm phán sắp tới; căng thẳng tại Trung Đông vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, sau vụ tấn công mới đây vào mỏ dầu của Saudi.

Tuy nhiên, nỗi lo về nhu cầu sụt giảm vẫn ám ảnh tâm lý các nhà đầu tư.

Do đó, thị trường vẫn đang giằng co giữa hai lực. Vì vậy WTI và Brent có khả năng vẫn nằm trong một phạm vi giao dịch hẹp nhất định.

Số liệu tồn kho của Mỹ lại đóng vai trò định hướng giá tuần, sau 2 tuần bất ngờ tăng mạnh.

Xangdau.net dự báo xu hướng giá không rõ ràng, và sẽ liên tục biến động trái chiều, mốc 60 sẽ lại trở thành ngưỡng kháng cự, WTI sẽ cố gắng duy trì quanh khu vực 54-57.