Giá dầu tiếp tục đi xuống vào sáng thứ Tư do ngày càng nhiều lo ngại rằng nguồn cung sẽ vượt tăng trưởng nhu cầu trong năm tới, mặc dù biến thể Omicron được cho là sẽ không làm hạn chế việc đi lại như các biến thể trước đó.
Song, mới đây Tổng giám đốc WHO cảnh báo các nước đang đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của biến thể này. Ngay cả khi Omicron không gây ra nhiều ca bệnh nặng thì sự gia tăng số ca mắc có thể gây quá tải cho hệ thống y tế.
Giá dầu thô kỳ hạn WTI giao tháng 1 của Mỹ giảm 1,12%, xuống 69,94 USD/thùng, sau khi mất 56 cent trong phiên trước.
Dầu thô Brent giao tháng 2 cũng giảm 0,95% ở mức 73 USD/thùng, sau khi để mất 69 cent vào hôm thứ Ba.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Ba cho biết sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 với sự xuất hiện của biến thể Omicron sẽ làm giảm nhu cầu dầu toàn cầu đồng thời với sản lượng dầu thô dự kiến sẽ tăng, đặc biệt là tại Mỹ, với nguồn cung sẽ vượt nhu cầu cho đến ít nhất là vào cuối năm sau.
Ngược lại, Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) hôm thứ Hai đã nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới cho quý đầu tiên của năm 2022.
"Quan điểm bi quan của IEA về thị trường hoàn toàn trái ngược với quan điểm tích cực của OPEC khi tổ chức này công bố báo cáo triển vọng hàng tháng vào đầu tuần này. Sự khác biệt này cho thấy tính biến động có khả năng vẫn ở mức cao trong ngắn hạn", các nhà phân tích hàng hóa của ANZ cho biết trong một lưu ý.
Cũng gây sức ép lên thị trường là đồng đô la Mỹ đang tăng giá, khiến hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn đối với các quốc gia khác. Thị trường đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed vào thứ Tư để nhận biết các tín hiệu về thời điểm ngân hàng trung ương có thể nâng lãi suất.
Trong khi đó, theo nhà báo John Kemp của hãng Reuters, có vẻ như việc bán tháo dầu từ các quỹ đầu tư vào tháng trước đang chậm lại. Theo dữ liệu thị trường, các quỹ đầu cơ đã bán khoảng 19 triệu thùng trong sáu hợp đồng dầu và nhiên liệu được giao dịch nhiều nhất trong tuần đầu tiên của tháng 12. Con số này so với mức khổng lồ 131 triệu thùng được bán trong tuần trước đó.
Trên thực tế, tình hình với hợp đồng dầu tương lai hiện tại khiến các quỹ có thể bắt đầu mua trở lại.
Đó là trong ngắn hạn, nhưng dường như có sự thay đổi trong tâm lý của các nhà đầu tư về triển vọng dài hạn đối với dầu thô. Một cuộc khảo sát gần đây của Bloomberg cho thấy, kỳ vọng nhu cầu dầu đã đạt đỉnh trước đại dịch đã thay đổi đáng kể trong hai năm qua.
Một chỉ số khác báo hiệu giá giảm, đó là dữ liệu tồn kho dầu thô của Mỹ tuần trước không giảm nhiều như dự đoán.
Cụ thể, theo dữ liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ API, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 815.000 thùng trong tuần kết thúc vào ngày 10/12, thấp hơn nhiều so với mức giảm 2,1 triệu thùng mà 10 nhà phân tích được Reuters thăm dò ý kiến đưa ra.
Tuy nhiên, các kho dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 1 triệu thùng, so với dự báo tăng 700.000 thùng của các nhà phân tích và dự trữ xăng tăng 426.000 thùng, mức tăng nhỏ hơn dự kiến.
Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ sẽ có vào tối nay theo giờ VN.
Kỹ thuật
Giá dầu thô xác nhận việc phá vỡ đường viền cổ của mô hình đỉnh đôi để tạo ra động lực tiêu cực mà sẽ đẩy giá kiểm tra vùng 68,20, tiếp theo là vùng 67,40 trong các phiên sắp tới, khiến xu hướng giảm được đề xuất cho ngày hôm nay, được hỗ trợ bởi việc di chuyển xuống dưới đường EMA50.
Lưu ý rằng việc phá vỡ mức 67,40 sẽ khiến giá mở rộng xuống hơn nữa, trong khi bứt phá 70,85 sẽ giải phóng giá khỏi áp lực tiêu cực hiện tại và dẫn đến đạt được mức tăng bắt đầu bằng cách tiếp cận khu vực 73,60.
Phạm vi giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là giữa hỗ trợ 68 và kháng cự 71.
Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Giảm giá