Dầu giảm trở lại vào sáng thứ Ba trong phiên châu Á, khi các nhà đầu tư chốt lời từ mức giá cao của ngày hôm trước và chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên, mức giảm đã được hạn chế do lo ngại về một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, có thể làm gián đoạn nguồn cung.
Theo đó, giá dầu Brent giao tháng 4 giảm 0,8% xuống 94,70 USD/thùng và dầu WTI giao tháng 3 giảm 0,72% xuống 94,77 USD/thùng.
Lo ngại Nga, một trong những nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất thế giới có thể xâm lược Ukraine đã khiến vàng đen hướng tới 100 USD/thùng trong phiên hôm qua.
Trong một bình luận "châm biếm", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi người dân nước này treo cờ của đất nước từ các tòa nhà và đồng thanh hát quốc ca vào ngày 16 tháng 2, ngày mà một số phương tiện truyền thông phương Tây cho là có thể bắt đầu một cuộc xâm lược của Nga. Tuy nhiên, Nga đã phủ nhận kế hoạch thực hiện bất kỳ cuộc tấn công nào.
"Các nhà đầu tư đã hưởng lợi từ sự tăng giá dầu hôm thứ Hai mặc dù họ do dự trong việc mua các vị thế bán khống mới do căng thẳng gia tăng ở Đông Âu", Hiroyuki Kikukawa, tổng giám đốc nghiên cứu của Nissan Securities, nói với Reuters.
Ông nói thêm: “Thị trường dầu có thể chứng kiến sự điều chỉnh thực sự nếu thỏa thuận hạt nhân Iran-Hoa Kỳ được ký kết hoặc thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục lao dốc trong bối cảnh lo ngại về lạm phát và chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của các ngân hàng trung ương”.
Mặc dù một số nhà đầu tư vẫn lạc quan về triển vọng đối với dầu, nhưng giá đã tăng hơn 30% trong vòng chưa đầy ba tháng. Lạm phát và lãi suất tăng cũng vẫn là một sự quan ngại và khiến các nhà quản lý quỹ phải chốt lời trong tuần qua.
Trong khi đó, các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 vẫn đang diễn ra. Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cho biết nước này "đang vội" đạt được một thỏa thuận nhanh chóng trong các cuộc đàm phán hạt nhân, với điều kiện lợi ích quốc gia được bảo vệ.
Việc OPEC+ liên tục không đạt được chỉ tiêu sản xuất và những lo ngại về công suất dự phòng cũng có khả năng khiến thị trường thắt chặt và giá có thể chạm 125 USD/thùng ngay từ quý 2 năm nay, theo JP Morgan Global Equity Research.
Các nhà đầu tư hiện đang chờ dữ liệu từ Viện Dầu mỏ Mỹ API, sẽ được công bố vào sáng sớm mai theo giờ VN.
Kỹ thuật
Giá dầu thô phục hồi giao dịch tích cực sau khi kiểm tra mức 93,14 ngày hôm qua, để giữ cho kịch bản xu hướng tăng có hiệu lực và hoạt động trên cơ sở trong ngày và ngắn hạn, được hỗ trợ bởi đường EMA50 thực hiện các giao dịch bên trong kênh tăng giá, lưu ý rằng mục tiêu tiếp theo bắt đầu ở 96 và mở rộng đến 98,30.
Nhưng nếu phá vỡ 93,14 có thể tác động lên giá để kiểm tra đường hỗ trợ của kênh tăng giá xung quanh 90,25 trước khi có bất kỳ nỗ lực tăng mới nào.
Phạm vi giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là giữa hỗ trợ 93,40 và kháng cự 96,50.
Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Tăng giá