Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Báo cáo phân tích thị trường ngày 14/11/2018

Nguyên nhân cơ bản

Thị trường dầu tiếp tục mở rộng mức giảm 7% trong phiên giao dịch trước đó khi nguồn cung tăng vọt và nỗi ám ảnh của nhu cầu chững lại khiến các nhà đầu tư lo sợ.

Dầu thô WTI giao tháng 12 ở mức 55,50 USD/thùng, giảm 19 cent. Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 1 giảm 22 xu xuống còn 65,25 USD/thùng.

Dầu thô đã mất hơn một phần tư giá trị của nó kể từ đầu tháng 10 để trở thành một trong những đợt sụt giảm lớn nhất kể từ khi giá sụp đổ vào năm 2014.

Sự sụt giảm của giá giao ngay đã làm đảo lộn toàn bộ đường cong kỳ hạn cho dầu thô. Giá giao ngay trong tháng 9 cao hơn đáng kể so với giá giao trễ hơn, một cấu trúc được gọi là backwardation ám chỉ một thị trường thắt chặt vì nó không hấp dẫn để đưa dầu vào trong kho.

Vào giữa tháng 11, đường cong đã chuyển thành contango, khi giá dầu thô giao ngay rẻ hơn so với giá giao kỳ hạn. Điều đó ngụ ý một thị trường thừa cung vì nó làm cho việc trữ dầu để bán sau này trở nên hấp dẫn.

Thị trường dầu đang bị áp lực từ hai phía: sự gia tăng nguồn cung và lo ngại về sự suy thoái kinh tế ngày càng lớn.

Sản lượng dầu thô của Mỹ từ bảy lưu vực đá phiến sét lớn dự kiến ​​sẽ đạt kỷ lục 7,94 triệu thùng/ngày vào tháng 12, Cơ quan Thông tin Năng lượng của Bộ Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết hôm thứ Ba.

Sự gia tăng đó đã khiến tổng sản lượng dầu thô của Mỹ đạt kỷ lục 11,6 triệu thùng/ngày, và trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vượt Nga và Ả Rập Xê Út.

Hầu hết các nhà phân tích dự đoán sản lượng của Mỹ sẽ tăng hơn 12 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2019.

Sự gia tăng sản xuất của Hoa Kỳ đang góp phần làm tăng dự trữ. Tồn kho dầu thô Mỹ tăng 7,8 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 02/11 lên 432 triệu thùng khi các nhà máy lọc dầu cắt giảm sản lượng, số liệu từ Viện Dầu khí Mỹ cho biết hôm thứ Ba.

Sản lượng gia tăng đã được tiêu thụ bởi nhu cầu lành mạnh, không chỉ ở các nền kinh tế mới nổi của châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ, mà còn ở thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nhưng hiện nay nguồn cung tăng đang biến thành một mối đe dọa cho thị trường dầu mỏ, kích hoạt việc bán tháo 25% hợp đồng dầu thô giao ngay kể từ đầu tháng 10 khi các nhà đầu tư tài chính rút tiền ra khỏi thị trường dầu.

Các nhà phân tích cảnh báo tình hình có thể tồi tệ hơn, với những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trên các nền kinh tế lớn nhất châu Á.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất châu Á, có thể chứng kiến ​​sự sụt giảm đầu tiên trong doanh số bán xe ô tô năm 2018 khi tiêu thụ bị bóp nghẹt giữa cuộc chiến thương mại với Washington.

Tại Nhật Bản, nền kinh tế thu hẹp trong quý thứ ba, bị ảnh hưởng bởi thiên tai mà còn bởi sự sụt giảm trong xuất khẩu trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng đang bắt đầu ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu.

Và ở Ấn Độ, đồng rupee mất giá mạnh đã dẫn đến chi phí nhập khẩu tăng mạnh, trong đó có dầu mỏ, việc thu mua đang thu hẹp tại một trong những thị trường mới nổi lớn nhất châu Á. Doanh số bán ô tô của Ấn Độ cũng dự kiến sẽ giảm trong năm nay.

OPEC đã và đang đưa ra các tuyên bố công khai ngày càng thường xuyên rằng họ sẽ bắt đầu cắt giảm vào năm 2019 để thắt chặt nguồn cung và đẩy giá lên.

"OPEC và Nga đang chịu áp lực để giảm mức sản xuất hiện tại, đó là quyết định mà chúng tôi dự kiến ​​sẽ đưa ra tại cuộc họp OPEC tiếp theo vào ngày 6 tháng 12", Andersson cho biết.

Điều đó đặt OPEC vào thế đối đầu với Tổng thống Mỹ Donald Trump, người công khai ủng hộ giá dầu thấp và đã kêu gọi OPEC không cắt giảm sản xuất.

Kỹ thuật

Giá dầu thô giảm mạnh trong phiên hôm qua, chạm mức mục tiêu tiếp theo ở mức 55.00, cho thấy giá đã phá vỡ ngưỡng Fibonacci 38,2% cho toàn bộ mức tăng từ 26,04 lên 76,88, cho thấy tín hiệu giá hướng tới mục tiêu mức điều chỉnh kế tiếp ở mức 51,46.

Do đó, chúng tôi dự đoán xu hướng giảm sẽ tiếp tục trong các phiên sắp tới trừ khi giá có thể vượt lên 57,46 và duy trì trên nó.

Biên độ giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là giữa ngưỡng hỗ trợ 53,40 và ngưỡng kháng cự 56,50.

Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Giảm

Dự báo

Giá dầu thô đã chính thức bước vào thị trường giá xuống vào thứ Sáu tuần trước với mức giảm 20% kể từ đầu tháng 10. Hoạt động bán tháo dầu đã không có dấu hiệu chậm lại, đẩy thị trường vào sâu hơn trong lãnh thổ của thị trường giá xuống. Mười hai ngày liên tiếp giảm - thậm chí còn tồi tệ hơn mức sụt giảm của năm 1984 - đã lên tới đỉnh điểm trong đà giảm giá dầu gần 30%, khiến Saudi Arabia và OPEC phải lên kế hoạch cắt giảm khẩn cấp trong bối cảnh sản lượng dầu thô của Mỹ ở mức cao kỷ lục.

Thị trường giá xuống có vẻ như đang thúc giục các thành viên trong và ngoài OPEC nỗ lực hơn để đạt được một thỏa thuận cắt giảm quan trọng tại cuộc họp vào ngày 6-7/12. Hiện nay nhiều yếu tố tiêu cực đang bủa vây lấy giá dầu: nguồn cung tăng, nỗi sợ suy thoái toàn cầu kéo nhu cầu tiêu thụ giảm theo, lượng dầu của Iran bị mất do lệnh cấm vận của Mỹ chưa thể xác định, thêm vào đó là trong thời gian qua, Trump với OPEC luôn có những phát biểu trái chiều nhau về sản xuất cũng như chính sách để điều chỉnh giá dầu. Cuộc chiến giữa OPEC và đá phiến Mỹ có vẻ như lại bắt đầu, đẩy thị trường dầu thô vào một viễn cảnh không chắc chắn mới. Điều này đang gây hoang mang cho các nhà đầu tư. 

Do đó, xangdau.net dự báo xu hướng chính hiện nay của giá vẫn là giảm, mức mục tiêu tiếp theo là 53 và mở rộng xuống 51 khi hợp đồng WTI giao tháng 12 sẽ hết hạn vào ngày thứ Hai tuần sau (19/11).

ĐỌC THÊM