Giá dầu giảm trong phiên sáng nay, bởi sản lượng đang tăng, mặc dù nhu cầu mạnh và dự trữ nhiên liệu của Mỹ giảm đã hỗ trợ phần nào cho thị trường.
Dầu thô Brent giao tháng 8 ở mức 76,42 USD/thùng, giảm 32 cent so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô WTI giao tháng 7 là 66,56 USD/thùng, giảm 8 cent.
Giá bị kéo giảm bởi một đợt tăng sản lượng dầu thô khác của Mỹ, đạt kỷ lục 10,9 triệu thùng/ngày trong tuần trước, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng gần 30% trong hai năm qua, và hiện nay gần với mức của nhà sản xuất hàng đầu thế giới Nga.
Nhưng sản lượng đang tăng trong bối cảnh nhu cầu mạnh, điều này đã giúp ngăn giá dầu thô giảm sâu hơn.
Nhu cầu xăng của Mỹ tăng lên mức cao lịch sử 9,88 triệu thùng/ngày trong tuần trước. Một phần do nhu cầu mạnh, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 4,1 triệu thùng trong tuần tính tới ngày 8/6, xuống 432,4 triệu thùng.
Sự tăng vọt trong sản lượng của Mỹ đã gây áp lực cho các nhà sản xuất khác, những người đang mất thị phần. Sản lượng của Nga và Saudi Arabia được cắt giảm tự nguyện kể từ đầu năm 2017, khi OPEC cùng với một số nhà sản xuất khác ngoài OPEC tham gia thỏa thuận hạn chế sản lượng nhằm hỗ trợ giá.
Với dầu Brent đã tăng khoảng 180% so với mức thấp năm 2016 và nhu cầu mạnh, OPEC và Nga có thể sớm kết thúc việc cắt giảm tự nguyện này.
OPEC cùng với Nga sẽ chính thức nhóm họp tại Vienana vào ngày 22/6 để bàn luận về chính sách sản lượng của họ.
Ngân hàng Mỹ Morgan Stanley cho biết OPEC và các đối tác của họ phần lớn đã đạt được mục tiêu đã nêu về tái cân bằng thị trường dầu mỏ.
Saudi Arabia và Nga cũng sẽ có cơ hội đàm phán trước cuộc họp tại Vienna. Hai nước này sẽ mở màn cúp bóng đá thế giới, bắt đầu tối nay tại Nga. Ngân hàng ANZ cho biết các Bộ trưởng của hai nhà sản xuất này có kế hoạch thảo luận về vấn đề này trong trận cúp bóng đá thế giới giữa hai nước vào tối nay.
Kỹ thuật
Giá dầu thô tiếp tục dao động giữa các mức xác nhận xu hướng được đại diện bởi đường hỗ trợ 65.50 và kháng cự tăng lên 66.95, ghi nhận rằng có một sự trái ngược giữa đường EMA50 dương và chỉ báo dao động stochastic âm.
Do đó, các yếu tố này khiến giá tiếp tục đi ngang cho đến khi xác nhận vượt qua một trong các mức đã đề cập ở trên, trong vượt qua kháng cự là chìa khóa đầu tiên để lấy lại xu hướng tăng chính là mục tiêu đầu tiên tại 69,36, trong khi chọc thủng hỗ trợ sẽ mở rộng đà giảm đến 63,78 và có thể mở rộng đến 61,64 trong ngắn hạn.
Biên độ giao dịch kỳ vọng cho ngày hôm nay là giữa ngưỡng hỗ trợ 65.00 và kháng cự 68.20.
Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Phụ thuộc vào các mức được đề cập ở trên.
Dự báo
Thị trường dầu đang tập trung vào cuộc họp sắp tới của OPEC, sẽ được tổ chức tại Vienna vào ngày 22 và 23 tháng 6. Khả năng OPEC sẽ tuyên bố tiếp tục tuân thủ thỏa thuận cắt giảm 1.8 triệu thùng/ngày, nhưng điều đó được ngầm hiểu là OPEC+ sẽ tăng thêm sản lượng vì nhóm này đang cắt giảm vượt mức hạn ngạch. Do đó, cho dù quyết định sau cuộc họp có ngụ ý là tăng sản lượng thì phản ứng giá dầu cũng sẽ không quá tiêu cực, khi mà mức tăng thêm được cho là sẽ bù lại sản lượng bị sụt giảm ở Venezuela và Iran.
Vì vậy, giá dầu WTI sau kỳ họp OPEC sẽ không có sự thay đổi nhiều và nằm trong khoảng 65-67, song có một vài phiên giá sẽ vượt ngoài phạm vi này.