Giá dầu tăng khi lo lắng khủng hoảng địa chính trị ở Libya lấn át việc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế mới nhất của IMF.
Dầu thô WTI tăng 0,3% lên 64,14 USD/thùng. Dầu Brent cũng tăng 0,1% lên 70,79 USD/thùng.
Tại Libya, các lực lượng trung thành với tướng Khalifa Haftar tiếp tục tiến vào thủ đô, tấn công sân bay đang hoạt động duy nhất của Tripoli và lờ đi các yêu cầu đình chiến của quốc tế. Các lực lượng của Haftar đã kiểm soát các mỏ dầu sản xuất một nửa hoặc hơn tổng sản lượng của Libya (khoảng 1,1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày).
Bất kỳ sự gián đoạn nào về khối lượng dầu của Libya sẽ tiếp tục làm siết chặt thị trường dầu thô toàn cầu vốn đang trong tình trạng hoảng loạn từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Venezuela.
Ngoài những lo ngại về cuộc xung đột đang diễn ra ở Libya, John Driscoll, chiến lược gia trưởng của JTD Energy Services, nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn rằng Venezuela và Iran là những nguồn rủi ro tiềm tàng khác cho thị trường dầu mỏ.
Đối với Venezuela, ông nói: “Mọi thứ ở đó thật tồi tệ, sản lượng dầu đang giảm mạnh, sau đó những sự cố mất điện đã làm giảm một nửa xuất khẩu của họ”.
Về phía cầu, những lo ngại rằng suy thoái kinh tế sẽ sớm ảnh hưởng tới tiêu thụ nhiên liệu sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 xuống 3,3% từ mức 3,5% trước đó.
Tồn kho dầu thô của Mỹ đã tăng 4,1 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 5 tháng 4, lên mức 455,8 triệu thùng, dữ liệu từ Viện Dầu khí Hoa Kỳ cho thấy hôm thứ Ba. API cũng cho thấy các kho dự trữ giảm 7,1 triệu thùng đối với xăng và 2,4 triệu thùng đối với các sản phẩm nhiên liệu chưng cất.
Kỹ thuật
Giá dầu thô chốt trên mức hỗ trợ quan trọng 63,70 cho đến nay, kèm theo việc stochasti thoát khỏi động lực tiêu cực rõ ràng và tiếp cận các khu vực bán quá mức, trong khi EMA50 tiếp tục cung cấp hỗ trợ tích cực cho giá.
Do đó, các yếu tố này khuyến khích bull tiếp tục đề xuất xu hướng tăng trong các phiên sắp tới, mục tiêu bắt đầu bằng cách vượt mức 64,90 để xác nhận việc mở rộng của xu hướng tăng về phía 66,85, lưu ý rằng việc bẻ gẫy 63,70 sẽ gây sức ép lên giá để bắt đầu điều chỉnh giảm trong ngày nhắm mục tiêu test 62,45 và có thể mở rộng đến mức 60,80 trước khi có bất kỳ nỗ lực tăng lên mới nào.
Phạm vi giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là giữa hỗ trợ 63,00 và kháng cự 66,00.
Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Tăng
Dự báo
Thị trường đang chờ đợi các báo cáo cung-cầu hàng tháng quan trọng từ OPEC (10/4), IEA (11/4) cũng như báo cáo tồn kho dầu thô ở Mỹ từ EIA vào tối nay.
Với sự hỗ trợ của các yếu tố tích cực, các trader giá lên đã đẩy giá bứt phá để test ngưỡng tâm lý quan trọng 65.
Về cơ bản, thị trường sẽ tiếp tục được củng cố bởi các cắt giảm nguồn cung do OPEC dẫn đầu và các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Venezuela. Yếu tố khó lường sẽ là xung đột quân sự ở Libya. Nếu căng thẳng leo thang hơn nữa gây ra sự gián đoạn nguồn cung thì giá sẽ tăng cao hơn.
Tuy nhiên lực cản cho đà tăng của giá chính là nhận xét của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba rằng Moscow đã không quyết định hợp tác với OPEC về việc cắt giảm sản lượng trước các cuộc họp vào tháng 5 và tháng 6. Đã có nhiều suy đoán rằng Nga muốn tăng sản lượng khi giá hơn 70 USD mỗi thùng. Bên cạnh đó là tồn kho Mỹ tăng trở lại cũng như quan ngại về sự chậm lại của tăng trưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ dầu.
Cần lưu ý là hầu hết sự gia tăng vị thế dài ròng của các quỹ phòng hộ ở cả WTI và Brent tuần trước đều là do vị thế mua mới, chứ không phải short covering (mua bù hoãn bán), nên một lượng lớn hợp đồng bán ra vẫn còn ở trong thị trường. Do đó, với tốc độ tăng giá quá nhanh chỉ trong vài ngày qua, xangdau.net cảnh báo nguy cơ giá có khả năng sau khi áp sát 65 thậm chí vượt qua mốc này, sẽ quay đầu về lại mức 60-62 trong tháng này do hoạt động chốt lời sau khi đầu cơ giá, nhất là với tồn kho dầu và số lượng giàn khoan của Mỹ bắt đầu tăng trở lại và lượng mua đầu cơ dựa vào thỏa thuận Mỹ-Trung.