Dầu giảm vào sáng thứ Năm ttrong phiên châu Á ở phiên thứ ba liên tiếp khi giới đầu tư chú ý đến tranh chấp sản lượng đang diễn ra giữa Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) làm ảnh hưởng đến nguồn cung nhiên liệu toàn cầu.
Dầu Brent giao sau giảm 0,35% xuống 73,17 USD/thùng và dầu thô WTI tương lai giảm 0,48% xuống 71,85 USD/thùng.
Dữ liệu từ Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ API cho thấy mức giảm 7,983 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 2 tháng 7.
Giá dầu đã tăng gần 50% từ đầu năm cho đến nay nhờ nhu cầu tiêu thụ phục hồi và OPEC + hạn chế sản lượng nhiên liệu trước đó. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lo ngại rằng nếu OPEC + đồng ý về một thỏa thuận nguồn cung và sự bùng phát của biến thể Delta ở các quốc gia sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu.
JPMorgan Chase & Co. (NYSE: JPM) cho biết trong một lưu ý rằng họ hy vọng rằng OPEC + cuối cùng cũng sẽ đồng ý về một thỏa thuận trong những tuần tiếp theo để tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày vào mỗi tháng trong thời gian còn lại của năm 2021.
Nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya của Oanda Corp nói với Bloomberg: “Mọi người đang rất không chắc chắn về việc sự bế tắc của OPEC + sẽ ảnh hưởng đến sản lượng trong tương lai như thế nào. Tháng 8 là vấn đề và nhu cầu đảm bảo sản xuất nhiều hơn."
Dữ liệu nguồn cung từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ EIA sẽ được công bố vào tối nay theo giờ VN.
Kỹ thuật
Giá dầu thô giảm mạnh vào ngày hôm qua sau khi tiếp cận mức 75, phá vỡ 73,30 và chạm mục tiêu tiêu cực đã chờ đợi tại 71,05, và chúng tôi cho rằng giá sẽ tiếp tục áp lực tiêu cực để phá vỡ mức này và mở đường xuống 69,25.
Do đó, sẽ chứng kiến sự sụt giảm nhiều hơn trong các phiên sắp tới trừ khi bứt phá mức 73,30 và giữ trên mức đó.
Phạm vi giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là giữa hỗ trợ 70 và kháng cự 73,30.
Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Giảm