Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Báo cáo phân tích thị trường ngày 08/06/2018

Giá dầu giằng co trong phiên sáng ngày 8/6 trong bối cảnh Venezuela đang chật vật để đáp ứng các nghĩa vụ cung ứng và việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC, nhưng sản lượng Mỹ cao đang gây áp lực lên giá.

Dầu thô Brent giao tháng 8 ở mức 76.91 USD/thùng, giảm 41 cent. Dầu thô ngọt nhẹ WTI xuống 31 cent còn 65.64 USD/thùng.

Giá được thúc đẩy bởi khó khăn về nguồn cung tại Venezuela, nơi công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA đang vật lộn để giải quyết tình trạng tồn ứ bởi các tàu đang đợi nạp 24 triệu thùng dầu thô để xuất cho khách hàng.

Dầu Brent đã được hỗ trợ bởi việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC và nhà sản xuất hàng đầu thế giới Nga, diễn ra từ đầu năm 2017. Tổ chức này và Nga sẽ nhóm họp tại trụ sở ở Vienna vào ngày 22/6 để bàn về chính sách sản lượng.

Khả năng các lệnh trừng phạt mới của Mỹ chống lại nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 của OPEC- Iran tiếp tục siết chặt thị trường dầu quốc tế.

Dù vậy, thị trường không nhất trí với xu hướng tăng giá. Một trong những đặc điểm chính của thị trường dầu mỏ gần đây là mức chênh giữa dầu WTI của Mỹ so với dầu thô Brent nới rộng, gần gấp 4 lần kể từ tháng 2 lên 11,4 USD/thùng.

Nguyên nhân là do sự gia tăng sản lượng nhanh chóng từ dầu đá phiến của Mỹ trong khi nguồn cung siết chặt ở những nơi khác qua các động thái của OPEC và Nga.

Sản lượng dầu mỏ của Mỹ tăng vọt đang gây sức ép cho giá dầu WTI. Cụ thể, sản lượng dầu thô của Mỹ đạt một kỷ lục khác trong tuần trước là 10,8 triệu thùng/ngày, tăng 28% trong hai năm qua, hay tăng trung bình 2,3% mỗi tháng kể từ giữa năm 2016. Sản lượng của Mỹ gần hơn tới sản lượng của Nga nước sản xuất hàng đầu thế giới.

Ngoài ra, tâm lý thị trường hiện vẫn còn đang tiêu cực do lo sợ OPEC sẽ quyết định tăng thêm sản lượng tại cuộc họp 22/6 để bù đắp cho sản lượng bị mất ở Venezuela và Iran.

Kỹ thuật

Giá dầu thô kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua trên mức 65,50, cho thấy nỗ lực quay trở lại xu hướng tăng chính, nhưng nó vẫn nằm dưới đường hỗ trợ chính bị phá vỡ trước đó, biến thành ngưỡng kháng cự quan trọng tại 66,40, khiến giá chống lại các yếu tố kỹ thuật trái ngược khiến trader có xu hướng chờ đợi cho đến khi giá vượt qua thành công một trong các mức được đề cập để phát hiện điểm đến tiếp theo một cách rõ ràng.

Lưu ý rằng việc vượt qua ngưỡng kháng cự sẽ đẩy giá tiếp tục tăng và lấy lại xu hướng tăng chính mà mục tiêu của nó bắt đầu tại 67,22, tiếp theo là 69,36, trong khi chọc thủng xuống ngưỡng hỗ trợ 65,50 sẽ kích hoạt lại ảnh hưởng tiêu cực của mô hình đầu và vai nhắm mục tiêu 63,78 sau đó là 61,64 trong ngắn hạn.

Biên độ giao dịch kỳ vọng cho ngày hôm nay là giữa ngưỡng hỗ trợ 64,00 và ngưỡng kháng cự 67.50.

Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Phụ thuộc vào các mức được đề cập ở trên

Dự báo

Thị trường sẽ tiếp tục biến động mạnh trong thời gian chờ đợi cuộc họp OPEC chính thức diễn ra vào ngày 22/6.

Hiện nay có nhiều nguyên nhân khiến giá có xu hướng đi xuống: sản lượng giảm ở Iran và Venezuela có thể được bù đắp bởi Nga, OPEC; khả năng OPEC và các đối tác sẽ dần rút khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng; sản lượng khai thác của Mỹ tiếp tục tăng trong khi cơ sở hạ tầng xuất khẩu bị không theo kịp tốc độ tăng trưởng; nhu cầu tiêu thụ xăng ở Mỹ trong mùa lái xe du lịch hè năm nay có thể bị ảnh hưởng bởi giá xăng đang ở mức cao kỷ lục. Nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới bị đe dọa sau khi Mỹ áp thuế nhập khẩu lên Liên minh Châu Âu và Nafta cũng như các đồng minh khác làm dấy lên nguy cơ cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Do đó, WTI sẽ nằm trong phạm vi 65-70, nhưng nghiêng về hướng xuống 65 nhiều hơn.