Giá dầu tăng nhờ được hỗ trợ bởi xuất khẩu từ Venezuela sụt giảm.
Dầu thô Brent giao tháng 8 tăng 48 cent lên 75,84 USD/thùng. Dầu WTI tăng 33 cent lên 65,06 USD/thùng.
Venezuela đã chậm trễ gần 1 tháng trong việc xuất khẩu dầu thô cho khách hàng từ cảng xuất khẩu dầu chính của họ, do việc chậm trễ kinh niên đe dọa vi phạm các hợp đồng cung cấp dầu thô của công ty PDVSA nếu chúng không nhanh chóng được phép dỡ hàng.
Các tàu chở dầu đang đợi để nạp hơn 24 triệu thùng dầu thô, gần bằng khối lượng xuất khẩu của PDVSA trong tháng 4, nằm ở cảng chính của nước này. Sự ùn ứ này là quá nghiêm trọng, PDVSA đã trả lời các khách hàng họ có thể tuyên bố tình trạng bất khả kháng, cho biết hãng này tạm thời dừng các hợp đồng nếu họ không chấp nhận điều khoản giao hàng mới.
Những vấn đề nguồn cung của Venezuela diễn ra trong hoàn cảnh OPEC tự nguyện cắt giảm sản lượng diễn ra từ đầu năm 2017 để siết chặt thị trường và hỗ trợ giá.
Tổ chức này sẽ nhóm họp tại trụ sở chính ở Vienna, cùng với nhà sản xuất hàng đầu thế giới, ngoài OPEC là Nga vào ngày 22/6 để thảo thuận về chính sách sản lượng.
Iraq, thành viên OPEC cho biết vấn đề tăng sản lượng chưa được bàn đến do thị trường ổn định và giá tốt. Bình luận này tiếp sau một yêu cầu không chính thức từ Mỹ đòi Saudi Arabia tăng sản lượng.
Sản lượng dầu thô của Mỹ đạt mức kỷ lục nữa trong tuần trước với 10,8 triệu thùng/ngày, tăng 28% trong hai năm qua hay tăng trưởng trung bình 2,3% mỗi tháng kể từ giữa năm 2016.
Sản lượng của Mỹ tăng vọt khiến nới rộng mức chênh của dầu WTI và Brent lên hơn 10 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ cũng tăng 2,1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 1/6, lên 436,6 triệu thùng.
Tâm lý thị trường hiện vẫn còn đang tiêu cực do lo sợ OPEC sẽ quyết định tăng thêm sản lượng tại cuộc họp 22/6 để bù đắp cho sản lượng bị mất ở Venezuela và Iran.
Phân tích Kỹ thuật
Giá dầu thô ổn định dưới 65,50, để tiếp áp lực giảm trong giai đoạn sắp tới, bị ảnh hưởng bởi mô hình đầu vai đã hoàn thành trước đó, củng cố cơ hội đạt được mục tiêu giảm bắt đầu tại 63,78 và mở rộng xuống 61,64 sau khi chọc thủng mức trước đó.
Do đó, kịch bản xu hướng giảm sẽ tiếp tục trừ khi giá vượt 65,50 theo sau là 66,00 và duy trì trên khu vực này.
Biên độ giao dịch cho ngày hôm nay có thể là giữa ngưỡng hỗ trợ 63.00 và ngưỡng kháng cự 66.50.
Xu hướng dự báo cho ngày hôm nay: Giảm
Dự báo
Thị trường sẽ tiếp tục biến động mạnh trong thời gian chờ đợi cuộc họp OPEC chính thức diễn ra vào ngày 22/6.
Hiện nay có nhiều nguyên nhân khiến giá có xu hướng đi xuống: sản lượng giảm ở Iran và Venezuela có thể được bù đắp bởi Nga, OPEC; khả năng OPEC và các đối tác sẽ dần rút khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng; sản lượng khai thác của Mỹ tiếp tục tăng trong khi cơ sở hạ tầng xuất khẩu bị không theo kịp tốc độ tăng trưởng; nhu cầu tiêu thụ xăng ở Mỹ trong mùa lái xe du lịch hè năm nay có thể bị ảnh hưởng bởi giá xăng đang ở mức cao kỷ lục. Nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới bị đe dọa sau khi Mỹ áp thuế nhập khẩu lên Liên minh Châu Âu và Nafta cũng như các đồng minh khác làm dấy lên nguy cơ cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Do đó, WTI sẽ nằm trong phạm vi 65-70, nhưng nghiêng về hướng xuống 65 nhiều hơn.