Nguyên nhân cơ bản
Giá dầu giảm trở lại vào sáng thứ Tư sau những lời đe dọa từ Iran rằng sẽ làm gián đoạn việc chở dầu ở Vịnh, càng thêm vào những bất ổn trước khi diễn ra cuộc họp OPEC và chứng khoán toàn cầu lao dốc. Bên cạnh đó, tồn kho Mỹ tăng mạnh và chứng khoán toàn cầu lao dốc cũng ảnh hưởng xấu tới giá dầu.
Dầu thô WTI giao tháng 1 giảm 0,92% xuống 52,76 USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange, trong khi dầu Brent giao tháng 2 giảm 96 cent xuống 61,12 USD/thùng trên Intercontinental ở London.
"Mỹ nên biết rằng chúng tôi đang bán dầu của mình và sẽ tiếp tục bán dầu của chúng tôi và họ không thể ngăn việc xuất khẩu dầu của chúng tôi lại được", Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm thứ Ba, theo Reuters. “Nếu một ngày họ muốn ngăn chặn việc xuất khẩu dầu của Iran, thì không có dầu nào được xuất khẩu từ Vịnh Ba Tư, ”ông cảnh báo.
Tin tức này xuất hiện sau khi Hoa Kỳ áp các lệnh trừng phạt dầu thô lên nước này vào tháng trước, chính quyền Trump đang tìm cách để giảm xuất khẩu dầu của Iran xuống 0. Điều đó đã được chứng minh là không thực tế khi Washington cấp miễn trừ cho tám quốc gia nhập khẩu dầu.
Iran cũng cảnh báo giá dầu có thể xuống 40 USD/thùng nếu OPEC không cắt giảm sản lượng dầu thô. Tổ chức này sẽ có một cuộc họp vào thứ Năm tại Vienna, Áo, với các đồng minh của mình, trong đó có Nga, để quyết định sản xuất cho sáu tháng tới.
Saudi Arabia đã đề xuất cắt giảm sản lượng từ 1 đến 1,4 triệu thùng mỗi ngày. Vương quốc này cũng đã đồng ý với Nga để quản lý thị trường dầu mỏ.
Cuộc họp OPEC có thể sẽ thấy nhiều bất ổn, như Qatar tuyên bố hôm thứ Hai rằng nó sẽ rời khỏi nhóm kể từ tháng 01.
Giá dầu cũng bị sức ép bởi báo cáo của API cho thấy tồn kho dầu thô Mỹ tăng 5,4 triệu thùng trong tuần trước, lên 448 triệu thùng, một dấu hiệu cho thấy thị trường dầu Mỹ đang ngày càng thừa mứa.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến tâm lý thị trường là chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ. Chứng khoán Mỹ giảm hôm thứ Ba, với chỉ số Dow Jone 30 đóng cửa giảm 3,1%, S&P 500 mất 3,24% và Nasdaq giảm 3,8%.
Bóng tối lan sang các thị trường châu Á. Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,77%, và Shenzhen Component giảm 0,74%, trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,46%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,49% và chỉ số KOSPI của Hàn Quốc cũng giảm 0,61%.
Chứng khoán toàn cầu lao dốc sau khi Trump đe dọa áp thuế nhiều hơn lên hàng hóa Trung Quốc nếu như chính quyền của ông không đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh, khiến thị trường lo sợ về cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ leo thang.
Kỹ thuật
Giá dầu thô không thể giữ được lâu trên ngưỡng 54.00, để giao dịch tiêu cực sau khi chạm mức kháng cự của kênh tăng giá xuất hiện trên biểu đồ, mà chúng tôi cho rằng nó sẽ hình thành mô hình cờ hiệugiảm giá hỗ trợ tại 50.50, do đó, phá vỡ ngưỡng này sẽ đặt giá dưới áp lực tiêu cực hơn trong ngắn hạn.
Những yếu tố này khuyến khích chúng tôi đề xuất sự thống trị của xu hướng giảm trong giai đoạn sắp tới, lưu ý rằng mục tiêu tiêu cực tiếp theo nằm ở 49,10, tuy nhiên nếu giá vượt lên trên được ngưỡng 54,00 và giữ ở trên nó sẽ ngăn chặn kịch bản tiêu cực và dẫn giá phục hồi lần nữa.
Biên độ giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là giữa ngưỡng hỗ trợ 50.00 và ngưỡng kháng cự 53.50.
Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Giảm
Dự báo
Trước cuộc họp quan trọng của OPEC, Reuters báo cáo rằng OPEC + đang tìm cách đưa ra một thỏa thuận cắt giảm nguồn cung là 1,3 triệu thùng nhưng nói thêm rằng Nga không tham gia vào kế hoạch đó lúc này. Hiện giờ thị trường đang bắt đầu có nhiều điều không chắc chắn về cả vấn đề thương mại và mức cắt giảm sản xuất, giá bắt đầu mất đi phần nào mức tăng trong mấy phiên gần đây. Một phần của sự lạc quan về căng thăng thương mại hạ nhiệt dường nhưng cũng đang biến mất, cùng với giọng điệu thay đổi của Tổng thống Trump về tương lai giữa hai nền kinh tế lớn nhất.
Như xangdau.net đã dự đoán trước đó thì sự phục hồi nhanh của giá không kéo dài, khi mà quyết định cắt giảm của OPEC+ chỉ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 6/12 tới. Hiện nay, Saudi và Nga vẫn chưa thống nhất mức cắt giảm cụ thể là bao nhiêu. Do đó, giá hiện thời sẽ vẫn chỉ là thoát khỏi ngưỡng tâm lý 50 để chờ đợi quyết định quan trọng sắp tới.
Hiện nay kỳ vọng của thị trường là OPEC+ sẽ quyết định cắt giảm 1-1,4 triệu thùng/ngày so với tháng 10, điều này sẽ được định vào giá trước cuộc họp.
Do đó, có ba kịch bản có thể xảy ra:
1.Quyết định cắt giảm của OPEC+ đúng như kỳ vọng của thị trường, tức là nằm trong phạm vi đã dự đoán 1-1,4 triệu thùng/ngày, giá có xu hướng đi ngang hoặc giảm nhẹ.
2.Mức cắt giảm của OPEC+ hơn 1,4 triệu thùng/ngày hoặc có những tuyên bố tích cực hơn cho thấy quyết tâm hạn chế tình trạng thừa cung hiện nay, thị trường sẽ phản hồi bằng sự phục hồi giá mạnh mẽ.
3.Mức cắt giảm dưới 1 triệu thùng/ ngày hoặc không thể đưa ra được một tuyên bố chung cụ thể, rõ ràng thì sẽ dẫn đến hiện tượng bán tháo.
Càng gần tới ngày họp thì càng xuất hiện nhiều tin tức trái chiều khiến các trader không dám mạo hiểm mua/ bán với số lượng lớn trong bối cảnh không có gì là chắc chắn, nhưng dựa theo những ý kiến của các nhà phân tích cũng như thái độ của người đứng đầu các nước sản xuất dầu lớn như Nga, Saudi, cho thấy nhiều khả năng giá sẽ duy trì được sự phục hồi và nằm trong phạm vi 53-55 USD.