Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Báo cáo phân tích thị trường ngày 05/06/2019

 

Sự gia tăng bất ngờ trong tồn kho của Mỹ đã khiến giá dầu giảm hơn nữa vào sáng thứ Tư ở phiên châu Á. Ngoài ra, hãng sản xuất dầu nhà nước của Nga- Rosneft -cũng được cho là đang xem xét lại một thỏa thuận với OPEC để hạn chế nguồn cung.

Dầu thô WTI giao tháng 7 giảm 51 cent ở mức 52,97 USD/thùng. Mặc dù chốt phiến cao hơn 0,4% vào thứ Ba, nhưng chuẩn dầu thô này vẫn thấp hơn khoảng 20% ​​so với mức giá cao nhất vào tháng 4 năm 2018.

Dầu Brent cũng giảm 0,44%, xuống 61,70 USD/thùng. Hợp đồng tương lai này đóng cửa với mức tăng 1,1% vào thứ Ba sau khi giảm gần 13% trong bốn phiên trước đó.

Những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu đã dẫn đến lo lắng về nhu cầu dầu chậm lại, cùng với lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước sẽ áp thuế đối với hàng hóa Mexico, và cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ vẫn đang tiếp diễn, được coi là góp phần vào xu hướng giảm giá dầu.

Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) cho biết hôm thứ Ba rằng dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng vào tuần trước, trong khi tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất tăng nhiều hơn dự kiến. Trái ngược với dự báo giảm 849.000 thùng của các nhà phân tích, tồn kho dầu thô tăng 3,5 triệu thùng trong tuần trước lên 478 triệu thùng, theo API.

Dữ liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) sẽ được công bố vào khoảng 22h tối nay.

“Đây là một con số rất tiêu cực, và nếu được xác nhận bởi EIA, nó sẽ làm giảm giá nữa”, Stephen Innes, đối tác quản lý tại SPI Asset Management ở Bangkok được dẫn lời bởi Reuters.

Được biết Saudi vào đầu tuần này đã hàm ý về việc cắt giảm nguồn cung mở rộng để hỗ trợ giá dầu. Nhưng một trong những đồng minh của nước này có thể có ý kiến ​​khác.

Hôm thứ Ba, người đứng đầu tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Nga Rosneft, ông Igor Sechin, được hãng thông tấn Interfax dẫn lời nói rằng “Liệu có ý nghĩa với Nga để giảm sản lượng dầu nếu Mỹ ngay lập tức chiếm thị phần của chúng tôi?” Ông cũng đề nghị rằng Nga nên bơm theo ý muốn, và ông sẽ tìm kiếm sự bồi thường từ chính phủ nếu việc cắt giảm được gia hạn.

OPEC, cùng với các đồng minh của mình, đã và đang hạn chế sản xuất kể từ đầu năm để thúc đẩy giá thị trường. Nhóm này có kế hoạch sẽ quyết định vào cuối tháng này hoặc đầu tháng 7 liệu có nên tiếp tục hạn chế sản xuất hay không.

Kỹ thuật

Giá dầu thô cho thấy giao dịch đi ngang, chốt khoảng 53,50 và miễn là giá dưới 54,47, áp lực tiêu cực sẽ vẫn chiếm ưu thế trong các phiên sắp tới, với mục tiêu tiếp theo là 51,60.

Lưu ý rằng việc nẻ gẫy mức này sẽ mở rộng làn sóng giảm tới 48,08 như một trạm chính tiếp theo, trong khi nếu vượt lên trên 54,47 tạo thành chìa khóa tích cực đầu tiên để lấy lại xu hướng tăng chính.

Phạm vi giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là giữa hỗ trợ 51,50 và kháng cự 54,50.

Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Giảm

Dự báo

Mối quan ngại tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến thương mại mà mới đây nhất là việc Mỹ đe dọa áp thuế lên hàng hóa của Mexico và loại bỏ Ấn Độ khỏi hệ thống ưu đãi thuế quan. Tâm lý bi quan của các nhà đầu tư đã kích hoạt làn sóng bán tháo, khiến giá đang tiến vào vùng lãnh thổ giá xuống (rớt 20% so với mức cao hồi tháng 4), mặc dù có được sự đảm bảo từ Bộ trưởng dầu mỏ Saudi hôm thứ Hai rằng OPEC+ sẽ cố gắng cân bằng thị trường, điều này đồng nghĩa với khả năng cao là gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng cho tới hết năm nay.

Thị trường sẽ tiếp tục có các luồng thông tin trái chiều quanh cuộc họp OPEC+, và chờ đợi số liệu tồn kho EIA tối nay.

Xangdau.net cho rằng giá sẽ được điều chỉnh dần dần trở lại nếu số liệu tồn kho của EIA khả quan hơn. Nếu không thì mốc hỗ trợ tiếp theo có thể là 50-51 USD.