Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Báo cáo phân tích thị trường ngày 02/07/2018

Giá dầu West Texas Intermediate của Mỹ và Brent quốc tế chịu áp lực giảm trong phiên châu Á đầu tuần trong bối cảnh sự tăng cường nguồn cung từ nhà xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia. Trader cũng phản ứng với tín hiệu kinh tế chậm lại ở châu Á, vấn đề có thể làm tổn thương nhu cầu tiêu thụ.

Lúc 0513 GMT, WTI tháng 8 ở mức 73,44, giảm 0,71 USD, tương đương -0,96%. Brent tháng 9 ở mức 78,25, giảm 0,98 USD, tương đương -1,24%

Để tóm tắt sự kiện quan trọng vào cuối tuần, Tổng thống Mỹ Trump đã tweet vào hôm thứ Bảy rằng vua Salman bin Abdul-Aziz Al Saud của Saudi Arabia đã đồng ý sản xuất nhiều dầu hơn, mà Trump dường như giải thích là vào khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày. Tuy nhiên, Nhà Trắng đã thu hẹp quy mô những bình luận của tổng thống, có vẻ hơi phóng đại, nói rằng Nhà Vua cho biết Vương quốc của ông có thể tăng sản lượng dầu nếu cần thiết.

Tuy nhiên, bất kỳ báo cáo nào về nguồn cung tăng thường được hiểu là giảm giá. Vì vậy, phản ứng ban đầu vào thứ Hai là bình thường. Phản ứng tiếp theo của trader sẽ là quy mô của mức tăng dự kiến ​​và khung thời gian.

Hôm thứ Sáu, Reuters báo cáo rằng sản lượng của Saudi Arabia tăng 700.000 thùng/ngày từ tháng 5, và gần mức kỷ lục 10,72 triệu thùng/ngày từ tháng 11/2016, nhiều hơn là bù trừ cho gián đoạn ở những nơi khác trong cộng đồng OPEC.

Tuy nhiên, sự gián đoạn bất ngờ từ Canada, Venezuela và Libya kết hợp với các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran, đã đẩy giá dầu lên mức cao trong nhiều năm.

Chúng tôi cho rằng tính biến động sẽ ở mức cao hơn trong ngày hôm nay bởi vì tin tức này đang ảnh hưởng đến cả mặt cung và cầu của phương trình.

Về hướng giảm, tweet đầu tiên của Trump về mức tăng sản lượng 2 triệu thùng từ Saudi là không đúng. Tuy nhiên, nó tạo ra sự không chắc chắn cho các nhà đầu cơ giá lên vì không ai biết quy mô của mức tăng dự kiến, cũng như thời gian của một động thái như vậy.

Ngoài ra, một mối quan tâm mới cho các nhà đầu tư là nhu cầu tiêu thụ. Nhu cầu có xu hướng tăng cao hơn trong năm và kết hợp với chiến lược giảm sản lượng do OPEC khởi xướng, dự kiến ​​sẽ dẫn đến khả năng thâm hụt nguồn cung vào cuối năm nay. Tuy nhiên, triển vọng này dường như đã thay đổi với sự khởi đầu của thuế quan và nó có thể phá hủy nền kinh tế toàn cầu như thế nào.

Theo các báo cáo, trung tâm kinh tế chính của châu Á quanh Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều báo cáo sự suy giảm trong các đơn hàng xuất khẩu trong tháng Sáu trong bối cảnh tranh chấp thương mại leo thang với Mỹ. Điều này có thể dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thấp hơn.

Cuối cùng, trader phải bắt đầu chuẩn bị cho sự biến động trong dài hạn vì Mỹ đang tìm cách thúc đẩy xuất khẩu dầu thô, condensate của Iran về không. Hơn nữa, cảnh báo của Trump đến các đồng minh thân cận về việc kinh doanh với Iran đặc biệt là ở châu Âu và châu Á có thể làm đảo lộn sự cân bằng cung cầu. Về cơ bản, không có chỗ cho sai lầm tại thời điểm này.

Dự báo

Xu hướng giá tuần này chủ yếu sẽ được quyết định bởi phản ứng của trader trước khả năng tăng sản lượng của Saudi. Do xuất hiện thông tin này nên sẽ khiến giá có khuynh hướng giảm, nhưng người mua vẫn nhảy vào dù giá giảm vì chỉ là ngắn hạn, trong khi các trader vẫn đang kỳ vọng vào một thị trường thắt chặt nguồn cung. Điều này sẽ làm tăng tính biến động cũng như giao dịch theo hai chiều trong phiên.

Với một thị trường được kích động bởi các nhà đầu tư với tâm lý phấn khích xen lẫn nghi ngờ, giá WTI sẽ nằm mức trên 70-72 trong thời gian khá dài, có thể kéo tới ngày 7/7 hoặc xa hơn. Sau đó, chúng ta có thể thấy sự kéo lùi giá WTI về khu vực hỗ trợ 69-70 sau biến động đi lên với sự xuất hiện của lực bán khống mới thâm nhập vào thị trường cũng như nhu cầu chốt lời sau khi giá đã tăng mạnh.