Nguyên nhân cơ bản
Giá dầu giảm sau khi dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy dự trữ dầu thô bất ngờ tăng vào tuần trước, và tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhất là khu vực Châu Á trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ với Trung Quốc.
Dầu thô WTI giao tháng 9 giảm 32 cent xuống 68,44 USD/thùng, trong khi dầu Brent giao tháng 10 cũng giảm 21 cent xuống còn 74 USD/thùng.
Dữ liệu chính thức từ API cho thấy tồn kho dầu thô trong nước tăng 5,6 triệu thùng trong tuần trước, ngược với kết quả thăm dò ý kiến của Reuters dự báo giảm 2,8 triệu thùng.
Dữ liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ được công bố vào tối nay.
Các tin tức Tổng thống Trump đã đề nghị gặp người đồng cấp Iran Hassan Rouhani vào bất cứ thời điểm nào, mà không đưa ra bất kỳ điều kiện nào cũng nhận được một số chú ý.
Lời đề nghị từ Trump có phần gây ngạc nhiên khi chỉ mới vài tuần trước đây xảy ra một trận khẩu chiến nảy lửa giữa hai tổng thống, đặt ra câu hỏi về việc liệu Mỹ có đang dịu bớt lập trường của mình đối với Iran hay không. Điều đó đã làm giảm bớt kỳ vọng của nhà đầu tư về khối lượng dầu thô Iran bị lấy ra khỏi thị trường.
Trong khi đó, đồng đô la Mỹ tăng giá vào sáng nay sau khi các báo cáo trích dẫn ba nguồn tin thân cận với các cuộc thảo luận nội bộ tiết lộ rằng chính quyền Trump đang cân nhắc việc tăng thuế lên 25% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD thay vì 10% như dự kiến ban đầu. Chỉ số đô la Mỹ đã tăng 0,1% lên 94,42.
Ngoài ra, Phiến quân Houthi của Yemen cho biết họ đã sẵn sàng dừng các cuộc tấn công ở Biển Đỏ để hỗ trợ cho nỗ lực hòa bình. Saudi Arabia đã ngừng vận chuyển dầu qua eo biển này hồi tuần trước sau khi Houthi tấn công hai tàu chở dầu của Saudi.
Giá dầu cũng đang giảm trên thị trường giao ngay, khi Saudi Arabia dự kiến sẽ giảm giá cho tất cả các loại dầu thô tới châu Á trong tháng Tám.
Với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bất hòa, tăng trưởng đang chậm lại.
Sản xuất trên toàn châu Á chậm lại trong tháng Bảy, làm sâu sắc thêm quan ngại về triển vọng kinh tế của khu vực này khi xung đột thương mại Mỹ-Trung tạo ra sự biến động thông qua các đối tác thương mại của họ.
Phân tích kỹ thuật
Giá dầu thô tiếp tục giảm ngày hôm qua để đến ngưỡng hỗ trợ 68.06, giảm do áp lực tiêu cực của EMA50, nhưng chỉ báo dao động stochastic cho thấy những tín hiệu tích cực có thể hỗ trợ bảo vệ giá không bị sụt giảm nhiều hơn.
Do đó, trader có thể chỉ tập trung quan sát cho đến khi có tín hiệu rõ ràng hơn cho xu hướng tiếp theo, chờ đợi để vượt qua ngưỡng kháng cự 69.44 hoặc phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 68.06 để xác định mục tiêu tiếp theo, lưu ý rằng việc phá vỡ ngưỡng hỗ trợ đã đề cập sẽ đẩy giá giảm hơn nữa đến 67.10 như mục tiêu ban đầu, trong khi vượt mức kháng cự sẽ thúc đẩy giá bắt đầu khởi động lại nỗ lực mục tiêu 70,82, theo sau là 72,53 trong ngắn hạn.
Biên độ giao dịch kỳ vọng cho ngày hôm nay là giữa ngưỡng hỗ trợ 66.50 và ngưỡng kháng cự 70.82.
Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Trung lập
Dự báo
Sau khi tiến vào khu vực kháng cự quan trọng và phá vỡ ngưỡng 70 lần đầu tiên trong 3 tuần hôm thứ Hai, giá dầu thô đã phải đối mặt với áp lực giảm mạnh, buộc nó phải giao dịch dưới mức 69,44. Do đó, trader sẽ chờ đợi cho đến khi có một tín hiệu rõ ràng hơn cho xu hướng tiếp theo.
Giá đang cố gắng thiết lập xu hướng tăng trong ngắn hạn, các nhà đầu cơ giá lên đang xem mức 70,82 và 72,53 là mục tiêu tiếp theo. Nhưng cũng cần lưu ý là giá cần giữ vững trên 69.5 thì đà tăng mới vững được. Hỗ trợ được nhìn thấy gần 69 và 68.
Tuy nhiên, về trung và dài hạn, giá tiếp tục chịu sự chi phối của nguyên tắc cung –cầu. Biên độ dao động mạnh trong từng phiên giao dịch. Phạm vi giá biến động từ 67-71 USD.