Giá dầu lên cao hơn vào sáng thứ Năm, được hỗ trợ bởi lượng tồn kho của Mỹ thấp hơn dự đoán, và giới đầu tư đang chờ đợi quyết định từ OPEC+ để xem liệu họ sẽ duy trì hay nới lỏng nguồn cung trong nửa cuối năm.
Dầu Brent giao tháng 9 tăng 17 cent (0,2%) lên 74,79 USD/thùng trong khi giá dầu thô WTI giao tháng 8 ở mức 73,68 USD/thùng, tăng 21 cent, tương đương 0,3%, gần với mức cao nhất kể từ năm 2018 là 74,45 USD.
WTI đã tăng hơn 10% trong tháng 6 trong khi Brent tăng hơn 8%, chạm mức cao nhất kể từ năm 2018, khi bước vào mùa du lịch hè và nhiều người được tiêm chủng hơn.
Các nhà phân tích đã dự báo thiếu hụt nguồn cung lớn hơn trên toàn cầu trong nửa cuối năm khi Tổ chức OPEC + duy trì việc cắt giảm sản lượng trong khi nhu cầu tăng lên.
OPEC + đang nới lỏng việc cắt giảm nguồn cung từ tháng 5 đến tháng 7 khoảng 2,1 triệu thùng/ngày và sẽ nhóm họp vào ngày 02/7 để quyết định liệu sẽ giữ sản lượng không đổi hay là tăng sản lượng, có thể hơn 1 triệu thùng/ngày hoặc khiêm tốn hơn chỉ 0,5 triệu thùng/ngày vào tháng Tám. Nhóm cũng dự kiến sẽ thảo luận về việc có nên kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung sau tháng 4 năm 2022 hay không.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết: “Các cuộc thảo luận bên lề cho thấy Nga đang đề xuất tăng nguồn cung trong khi Saudi Arabia muốn có một cách tiếp cận thận trọng hơn”.
Các nhà phân tích tại ngân hàng Citi cho biết các nguyên tắc cơ bản của thị trường dầu mỏ toàn cầu phải đủ mạnh để biện minh cho việc nới lỏng cắt giảm sản lượng, đồng thời cho biết thêm rằng họ đã tính luôn cả mức tăng 1 triệu thùng/ngày trong nguồn cung OPEC+ trong tháng 8.
Ngay cả khi đã tính đến sản lượng OPEC + cao hơn, Citi vẫn cho rằng thị trường sẽ thiếu hụt hơn 3 triệu thùng/ngày trong quý 3 với khả năng cao là Brent chạm mức 85 USD.
Tuy nhiên, sự bùng phát của biến thể virus Delta đang làm dấy lên lo ngại về sự phục hồi nhu cầu có thể chững lại. Lệnh phong tỏa được gia hạn và chi phí tăng đã làm giảm bớt động lực hoạt động của các nhà máy ở châu Á vào tháng Sáu.
Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng cho thấy các kho dự trữ dầu thô đã giảm tuần thứ sáu liên tiếp do nhu cầu gia tăng.
Tồn kho dầu thô tại Cushing, Oklahoma, địa điểm giao dầu WTI, giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020 cũng giúp củng cố chuẩn dầu của Mỹ, khiến chênh lệch giá hôm thứ Tư giữa WTI với Brent xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020.
Một cuộc thăm dò hồi tháng 6 của Reuters cho thấy, giá dầu Brent đạt trung bình 67,48 USD/thùng trong năm nay và WTI là 64,54 USD, đều tăng so với dự báo hồi tháng 5.
Kỹ thuật
Giá dầu thô quay trở lại dao động tại đường hỗ trợ của kênh tăng giá, nhận được hỗ trợ tích cực liên tục bởi đường EMA50, chờ đợi để có được động lượng tích cực hỗ trợ để đẩy giá tiếp tục xu hướng tăng, mà mục tiêu của nó bắt đầu ở mức 74,40 và mở rộng lên 76.
Nhưng cũng cần lưu ý rằng việc phá vỡ mức 73,40 theo sau là 72,95 sẽ ngăn đà tăng dự kiến và tác động lên giá để bắt đầu sóng giảm điều chỉnh.
Phạm vi giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là giữa hỗ trợ 72,3 và kháng cự 75,30.
Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Tăng giá