Theo ngân hàng Bank of America Merrill Lynch (BofAML), sản lượng Opec sẽ duy trì ở mức hiện tại trong suốt thời gian còn lại của năm do sự tuân thủ thỏa thuận sản xuất của Saudi Arabia với hiệp ước năm ngoái và sự tăng trưởng sản xuất gần đây ở Nigeria và Libya chậm lại.
Francisco Blanch, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về hàng hóa và phái sinh của BofAML cho biết trong báo cáo World of a Glance tháng 10: "Sản xuất Nigeria và Libya đơn giản không thể tiếp tục tăng trưởng với cùng tốc độ.”
"Tại Nigeria, lượng dầu thô dự kiến sẽ đạt 1,9 triệu thùng/ngày, hàm ý mức sản lượng tương đối ổn định vào cuối năm. Tại Libya, chúng ta thấy sản lượng dầu thô ổn định ở mức khoảng 940 nghìn thùng/ngày trong Q4/2017."
Ông Blanch nói rằng sản lượng tăng của các quốc gia Châu Phi kể từ tháng 3 đã dẫn đến việc cắt giảm 265 nghìn thùng/ngày sản lượng toàn cầu kể từ hiệp ước cắt giảm sản xuất năm ngoái bởi OPEC và các nước ngoài OPEC vào tháng 11.
Tuy nhiên, việc tuân thủ thỏa thuận của Saudi vẫn mạnh mẽ, có nghĩa là mức cung của OPEC sẽ vẫn giữ nguyên trong suốt thời gian còn lại của năm, ông nói.
BofAML dự báo giá dầu thô trung bình khoảng 50 USD một thùng trong thời gian còn lại của năm và quý I năm 2018.
Trong khi đó, nhu cầu dầu mỏ cao hơn ở các nước châu Á trong những tháng còn lại của năm sẽ thúc đẩy cuộc chiến giành thị phần giữa các nhà sản xuất.
Ông Blanch nói rằng xuất khẩu dầu của Saudi Arabia sang các thị trường OECD ở châu Á vẫn "tăng cao" trong năm nay, nhưng vương quốc này đang phải vật lộn để duy trì thị phần ở Trung Quốc.
"Nhập khẩu dầu thô của Saudi vào Trung Quốc tương đối ổn định so với năm ngoái, trong khi tổng lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng 14% so với cùng kỳ năm nay," ông nói.
BofAML lưu ý rằng nhu cầu dầu thô nhập khẩu của châu Á sẽ tăng lên vào những tháng cuối năm do nhu cầu theo mùa gia tăng và hàng tồn kho khu vực thấp. Trung Quốc thường cần thêm 750.000 thùng/ngày trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12.
Động thái này sẽ giúp các nhà cung cấp dầu có thể nắm lấy hoặc duy trì thị phần tại nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới này. BofAML cho biết, giá dầu của các nhà sản xuất khác nhau phần lớn tương ứng với nhau, nhưng dầu thô của Mỹ dường như hấp dẫn hơn đối với người tiêu thụ Châu Á so với dầu của Nga, Châu Âu và Tây Phi.
"Mỹ hiện đang có những hạn chế riêng vì các cảng nhà xuất khẩu không hoạt động hoàn toàn sau bão Harvey, nhưng một khi gián đoạn đã giải quyết xong, chúng tôi cho rằng sẽ có nhiều nguồn cung hơn nữa," báo cáo cho hay. "Trận chiến giữa Mỹ, Trung Đông, Tây Phi và Nga để giành được thị phần ở châu Á có thể bắt đầu ngay lúc này."
Nguồn: xangdau.net