Hợp đồng dầu thô kỳ hạn West Texas Intermediate của Mỹ và Brent quốc tế đã chốt tăng trong tuần trước mặc dù một vài dấu hiệu cảnh báo trên biểu đồ ngày cho thấy xu hướng đỉnh ngắn hạn có thể đang hình thành.
Hợp đồng dầu thô WTI tháng 1 ở mức 56,98 USD, tăng 1,12 USD hay 2,01% và dầu Brent giao tháng 2 kết thúc tuần ở mức 63,41 USD, tăng 1,61 USD hay 2,61%.
Tuần trước đã bắt đầu với dầu thô kỳ hạn được củng cố bởi kỳ vọng rằng thỏa thuận cắt giảm sản xuất của OPEC sẽ được kéo dài sau hạn chót tháng 3 năm 2018. Sự kiện này đã đẩy thị trường lên cao trong vài tuần.
Những lo ngại cho rằng thị trường đã mua quá mức đã được nới lỏng một chút vào đầu tuần trước khi giá tăng vọt do các sự kiện địa chính trị ở Trung Đông. Các vụ bắt giữ các quan chức cao cấp, các thành viên hoàng tộc ở Saudi Arabia do cuộc đàn áp tham nhũng và căng thẳng giữa Saudi Arabia và Iran đã đẩy giá lên cao gần hai năm.
Những sự kiện này đã góp phần kích hoạt tính biến động gia tăng. Giai đoạn thứ hai được tạo ra bởi báo cáo tồn kho trái chiều của chính phủ.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA, các kho dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng trong tuần kết thúc vào ngày 3 tháng 11. Động thái này được thúc đẩy bởi sự gia tăng nhập khẩu và sự sụt giảm trong xuất khẩu. Sản xuất của Mỹ cũng đạt mức cao nhất kể từ năm 1983.
Hàng tồn kho thô tăng 2,2 triệu thùng so với ước tính giảm 2.9 triệu thùng. Các kho dự trữ xăng và nhiên liệu chưng cất giảm xuống mức thấp trong nhiều năm, do công suất tinh chế tăng lên.
EIA cũng cho biết sản lượng dầu thô nội địa tăng 67.000 thùng /ngày lên 9,62 triệu thùng /ngày.
Phần dầu thô của báo cáo EIA là tiêu cực, nhưng phần sản phẩm lại tích cực.
Trong các tin tức khác, công ty Baker Hughes cho biết các nhà khoa dầu của Mỹ đã bổ sung thêm 9 giàn khoan, nâng tổng số giàn khoan lên đến mức 738.
Dự báo
Các nhà kinh doanh sẽ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan trong tuần này. Họ sẽ phải quyết định liệu có tiếp tục mua sức mạnh trong đồn đoán cắt giảm sản lượng hay chờ đợi sau đó thụt lùi vào một khu vực giá trị để phản ứng lại sự gia tăng sản xuất của Mỹ. Đây là những vấn đề có thể gây ra làn sóng biến động tiếp theo.
Thêm vào đó, sự leo thang căng thẳng ở Trung Đông có thể kích hoạt xu hướng tăng vọt, trong khi con số giếng sản xuất dầu ở Mỹ tăng lên có thể khiến giá giảm mạnh.