Sau một tuần đi xuống, thị trường dầu tuần trước tăng giá trở lại. Cụ thể, trong tuần kết thúc ngày 3/7, giá dầu Brent tăng 4,3%, giá dầu WTI tăng 5,6%.
Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) trước đó cho biết tồn kho dầu thô tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 26/6 giảm 7,2 triệu thùng sau 3 tuần liên tiếp lập đỉnh lịch sử, vượt kỳ vọng giảm 710.000 thùng từ giới phân tích. Tồn kho xăng lại tăng 1,2 triệu thùng sau khi giảm 1,7 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 26/6.
Sản lượng dầu tại Mỹ vẫn ở khoảng 11 triệu thùng/ngày nhưng với việc giá dầu WTI tăng khoảng 300% kể từ đáy tháng 4, các công ty khai thác dầu sẽ có động lực tăng sản lượng trở lại.
Một yếu tố tích cực với thị trường năng lượng là báo cáo việc làm tháng 6 tại Mỹ. Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ tháng 6 cho thấy có 4,8 triệu việc làm được tạo ra, vượt kỳ vọng. Tuy nhiên, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc ngày 27/6 vẫn tăng, cho thấy phần lớn thị trường lao động vẫn chưa phục hồi.
Số ca nhiễm Covid-19 đang có chiều hướng gia tăng tại một số bang ở Mỹ, nguy cơ cản trở đà phục hồi của nền kinh tế số một thế giới. Mỹ hiện ghi nhận hơn 2,6 triệu ca nhiễm Covid-19, hơn 127.000 người thiệt mạng, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins.
Một số nhà phân tích cảnh báo thị trường có thể khó giữ đà tăng nếu những bang có tỷ lệ nhiễm Covid-19 cao tái áp lệnh phong tỏa để ngăn đại dịch.
“Trong bối cảnh các bệnh viện tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng, đà tăng nhờ báo cáo việc làm tháng 6 sẽ sớm biến mất”, theo Ed Moya, nhà phân tích tại OANDA, New York.
“Nhu cầu với tài sản rủi ro không đi đến đâu bởi báo cáo việc làm tháng 6 quá tốt, sẽ khiến nhiều người tin gói kích thích kinh tế tiếp theo của chính phủ Mỹ có thể ít hơn”.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho rằng nhu cầu dầu phải mất 2 năm mới trở về mức trước đại dịch Covid-19 và thị trường nhiên liệu hàng không có thể không phục hồi, ít nhất là đến năm 2023. Lực cầu dầu thô thế giới khả năng cao giảm 8% trong năm 2020, phục hồi 6% vào năm 2021 trước khi “phục hồi hoàn toàn” vào năm 2022.
Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần giảm 3 giàn khoan hoạt động xuống còn 185, thấp nhất kể từ tháng 6/2009 và là tuần giảm thứ 9 liên tiếp.
Dự báo
Thị trường dầu thô West Texas Intermediate đã tăng trong suốt phần lớn của tuần, có lẽ ngoại trừ phiên thứ Sáu (do lễ). Với trường hợp đó, có một chút giao dịch kém thanh khoản. Cuối cùng, nếu trader có thể bứt phá để vượt lên trên phạm vi giá, thì sau đó họ có thể thử kiểm tra EMA 50 tuần. Nếu chúng ta có thể vượt lên trên đó, thì có khả năng thị trường dầu thô sẽ hướng tới khu vực 50.
Thị trường Brent cũng tăng một chút trong tuần, nhưng họ không lấp đầy khoảng trống như với WTI. Tại thời điểm này, mức 45 là một khu vực mà trader sẽ chú ý vì nó là đỉnh của phạm vi gía, và kết quả là có khả năng thị trường sẽ có một cú hích ngắn hạn để tăng giá. Thị trường có thể thoái lui ban đầu, nhưng cuối cùng thì thị trường Brent cũng sẽ tìm cách lấp đầy khoảng trống đó. Ở bên dưới, mức 35 sẽ mức hỗ trợ khổng lồ, có nghĩa là các oil bear sẽ mất rất nhiều công sức vì cần phải chọc thủng xuống dưới 40 trước.
Vẫn còn nhiều tranh luận về việc liệu có đủ nhu cầu hay không để kéo giá đi xuống, và tất nhiên liệu OPEC có tiếp tục tăng sản lượng hay không. Thị trường về cơ bản là trong một khu vực cân bằng lúc này, vì vậy tất nhiên đó là điều mà thị trường ưa thích.