Giá dầu thô Brent kết thúc tuần trước ở mức 107,22 USD sau khi chốt tuần trước đó ở mức 106,65 USD. Giá WTI kết thúc tuần trước ở mức 104,69 sau khi đóng cửa tuần trước đó ở mức 102,07.
Kể từ ngày 25/2, giá dầu thô Brent tiếp tục trải qua chu kỳ đỉnh thấp hơn trước khi giá dầu thô Brent lùi xuống mức hỗ trợ thấp hơn và có vẻ như một mô hình tương tự đã xảy ra trong chu kỳ thứ tư như vậy. Trước những thông tin tiêu cực về kinh tế toàn cầu và sự bi quan về tăng trưởng kinh tế trong tương lai, có thể giá dầu thô Brent sẽ phá vỡ xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 98,00 và sau đó tiếp tục giảm xuống dưới 90,00. Khả năng điều này xảy ra tiếp tục tăng lên nếu không có sự thay đổi cơ bản thực tế trong bức tranh nguồn cung dầu thô.
Hơn nữa, tiếp tục có những rủi ro đi xuống liên quan đến nhu cầu dầu vì khả năng suy thoái kinh tế:
Trong suốt Q1/2022, nền kinh tế Mỹ giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 0,4% so với Q4/2021. Tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng do giảm đầu tư vào hàng tồn kho và chi tiêu quốc phòng cùng với thâm hụt thương mại ở mức kỷ lục. Những yếu tố tiêu cực này vượt trội hơn mức tăng chi tiêu của người tiêu dùng, vốn đã tăng 2,7%. Ngoài mức tăng trưởng âm, chỉ số giảm phát GDP tăng 8,0% và chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), không bao gồm thực phẩm và năng lượng, tăng 5,2%.
Các nền kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu chỉ tăng trưởng 0,2% trong Q1/2022. Ngoài ra, tăng trưởng trong tương lai sẽ bị cản trở bởi giá năng lượng cao hơn và gián đoạn nguồn cung.
Nền kinh tế Trung Quốc cũng đang cho thấy sự suy yếu với Chỉ số quản lí thu mua (PMI) chính thức giảm xuống còn 47,4 trong tháng 4 từ 49,5 trong tháng 3. Chỉ số PMI được báo cáo này là tháng giảm thứ hai liên tiếp trong đó nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lĩnh vực bất động sản gặp khó khăn và các đợt đóng cửa liên quan đến COVID-19.
Áp lực giảm tiếp tục được đặt lên giá dầu bởi sức mạnh của đồng đô la Mỹ, với chỉ số đô la Mỹ đạt 102,96. Đây là mức cao nhất của Chỉ số đô la Mỹ kể từ nửa cuối năm 2002 khi giá dầu thô Brent vào khoảng 25 USD.
Ngoài ra còn có những rủi ro ngày càng tăng liên quan đến nguồn cung lương thực, nổi bật là do giá các mặt hàng nông sản tăng cao. Giá ngô đã tăng lên hơn 8,00 USD một giạ, gần mức cao kỷ lục. Trong khi đó, từ giữa năm 2014 đến năm 2020, giá ngô vẫn nằm trong khoảng 3,25 USD đến 4,25 USD. Giá đậu nành cũng cực cao với mức giá lên tới 1,685 USD.