OPEC, Nga và các quốc gia sản xuất dầu khác bao gồm Mỹ vượt qua một chút trở ngại và cuối cùng hôm Chủ Nhật đã đồng ý cắt giảm sản lượng kỷ lục 9,7 triệu thùng mỗi ngày trong tháng Năm và tháng Sáu, chiếm khoảng 10% nguồn cung toàn cầu, để hỗ trợ giá dầu trong bối cảnh đại dịch. Cắt giảm này là lần cắt sản lượng lớn nhất trong lịch sử.
Hôm Chủ Nhật, OPEC và các đồng minh đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp lần thứ hai trong bốn ngày với nỗ lực hoàn tất thỏa thuận nhằm nỗ lực vực dậy giá giảm khi dịch coronavirus tiếp tục phá hủy nhu cầu.
OPEC + ban đầu đề xuất cắt giảm sản lượng 10 triệu thùng mỗi ngày - chiếm 10% nguồn cung dầu toàn cầu, vào thứ Năm tuần trước, nhưng Mexico đã phản đối con số mà nước này được yêu cầu cắt giảm, dẫn đến trì hoãn thỏa thuận cuối cùng. Vào thứ Sáu, khi thỏa thuận lâm nguy, Tổng thống Trump cho biết Mỹ sẽ cắt giảm sản xuất trong nỗ lực buộc Mexico phải tham gia.
Mexico cuối cùng đã đồng ý cắt giảm 100.000 thùng mỗi ngày, thay vì 400.000 thùng mỗi ngày ban đầu được yêu cầu cắt giảm. Một khi rào cản đó đã được vượt qua, đó chỉ là vấn đề hoàn thiện thỏa thuận, diễn ra vào Chủ Nhật.
Con số sản xuất cụ thể chưa được phát hành, nhưng mức cắt giảm 9,7 triệu thùng mỗi ngày sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng Năm và sẽ kéo dài đến hết tháng Sáu.
Dự báo
Trong phiên hôm nay thị trường có thể sẽ có một giao dịch hai mặt biến động trong thời gian ngắn khi các thương nhân suy nghĩ kỹ càng về tin tức cắt giảm sản xuất. Thỏa thuận này không làm tăng giá vì vậy sự thay đổi trong xu hướng là không diễn ra (từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng). Tuy nhiên, chúng ta ít nhất có thể thấy một sàn được hình thành tạm thời bên dưới giá (tức là giá sẽ không giảm sâu hơn nữa trong tạm thời.) Hơn nữa, việc cắt giảm sản lượng nhỏ hơn những gì thị trường cần và nó sẽ chỉ làm chậm lại vấn đề hạn chế hang tồn kho tăng. Tuy nhiên, hầu hết các thương nhân đồng ý rằng điều tồi tệ nhất của bán tháo có thể kết thúc.
Quyết định của OPEC + không đủ lớn để bù đắp sự mất cân bằng trong ngắn hạn, có thể đạt 15 đến 20 triệu thùng mỗi ngày. Ngoài ra, bể chứa dự kiến sẽ đầy trong tháng Năm. Hơn nữa, việc cắt giảm quá ngắn, kết thúc vào tháng Sáu. Điều này hầu như không đủ thời gian để mang lại sự ổn định và khôi phục hỗ trợ cho giá dầu. OPEC có thể phải xem xét lại vấn đề vào tháng Sáu.
Cắt giảm có thể tạo ra sự khác biệt trong nửa cuối năm 2020, nhưng điều đó có thể sẽ đi kèm với nhu cầu tăng nếu thế giới có thể kiểm soát được sự bùng phát của coronavirus.