Dầu thô West Texas Intermediate của Mỹ và dầu thô Brent quốc tế đã chốt giảm trong tuần trước, chịu áp lực bởi đồng đô la Mỹ mạnh mẽ và lượng hàng tồn kho dầu tăng của Mỹ. Sự sụt giảm mạnh trong thị trường chứng khoán Mỹ cũng đã gây sức ép lên giá cả. Hoạt động short-covering cuối tuần do không chắc chắn về xu hướng của nền kinh tế đã giúp hạn chế mức giảm.
Giá dầu thô giao tháng 4 của WTI chốt ở mức 61,25 USD, giảm 2,30 USD hay -3,62% và dầu thô tháng 5 của Brent ở mức 64,37 USD, giảm 2,67 USD hay -3,98%.
Đồng Đô la Mỹ tăng mạnh góp phần làm suy yếu thị trường dầu thô tính bằng đô la Mỹ. Nhu cầu dầu thô có xu hướng bị ảnh hưởng khi đồng USD tăng lên bởi vì nó làm cho hàng hóa cơ bản này đắt hơn đối với người mua nước ngoài.
Giá bắt đầu giảm trong đầu tuần khi Chủ tịch Fed mới được bổ nhiệm Jerome Powell phát tín hiệu rằng Fed có thể hành động mạnh mẽ hơn vào cuối năm nay bằng cách tăng lãi suất bốn lần. Điều này sẽ đẩy đồng đô la Mỹ tăng lên, khiến cho dầu thô định bằng đô la Mỹ là tài sản ít được mong muốn.
Hầu hết các áp lực giảm giá trong tuần này có thể là do sự gia tăng của các kho dự trữ dầu thô Mỹ, ngay cả khi các nhà máy lọc dầu tăng sản lượng. Áp lực bổ sung là do đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 6 tuần so với một giỏ tiền tệ và sự không chắc chắn về một quyết định chính mà Tổng thống Trump đã công bố về thuế nhập khẩu thép và nhôm.
Hợp đồng dầu thô WTI của Mỹ sụt giảm mạnh vào ngày 26 tháng 2 sau khi các kho dự trữ dầu thô và xăng tại Mỹ bất ngờ tăng. Đồng Đô la Mỹ mạnh hơn và bán tháo cuối phiên tại thị trường chứng khoán Mỹ Kỳ cũng đã gây sức ép đến giá cả.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), lượng hàng tồn kho của Mỹ tăng 3 triệu thùng, so với kỳ vọng của các nhà phân tích là tăng 2,1 triệu thùng. Các kho dự trữ xăng cũng tăng 2,5 triệu thùng so với kỳ vọng giảm 190.000 thùng. Các kho dự trữ sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, giảm 1 triệu thùng so với kỳ vọng giảm 709.000 thùng.
Sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ cũng đã ảnh hưởng đến giá dầu thô. Các cổ phiếu giảm mạnh trong tuần trước để phản ứng với những lời bình luận bảo thủ của ông Powell đã làm tăng lợi tức của trái phiếu Mỹ và tuyên bố của Tổng thống Trump về việc áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu. Mặc dù chính quyền của Trump tin rằng động thái này sẽ bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ nhưng nó cũng làm dấy lên mối lo ngại về hành động trả đũa từ châu Âu, châu Á và Canada có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại.
Theo những tin tức khác, số lượng giàn khoan dầu của Mỹ đã tăng thêm một lên mức 800 giàn khoan, theo báo cáo mới nhất của Baker Hughes.
Dự báo
Dữ liệu và những sự kiện kinh tế gây tranh cãi có thể dẫn đến sự gia tăng biến động của thị trường dầu mỏ. Đô la Mỹ yếu hơn nên hỗ trợ giá, tuy nhiên nhu cầu thấp hơn cho tài sản rủi ro và lo ngại rằng kế hoạch áp đặt thuế của Mỹ đối với thép và nhôm có thể hạn chế tăng trưởng kinh tế và hạn chế mức tăng giá.
Một số trader dầu thô tin rằng việc thực hiện thuế quan có thể dẫn đến giá dầu thô tăng cao. Họ tin rằng thuế quan sẽ làm tăng chi phí cho sản xuất dầu thô vì thép được sử dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực trong ngành công nghiệp này từ sản xuất, tinh chế và chế biến, và phân phối các sản phẩm tinh chế.
Tăng trưởng toàn cầu sẽ không thay đổi đáng kể trừ khi Mỹ thực sự tham gia vào một cuộc chiến thương mại. Lãi suất cao hơn cùng với giá thép tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất. Điều này có thể làm giảm sản lượng.
Với những gì chúng tôi biết vào thời điểm này, nhu cầu ổn định và sản lượng thấp hơn sẽ hỗ trợ cho dầu thô. Tuy nhiên, đánh giá này sẽ thay đổi thành giảm nếu Canada, Châu Á và Châu Âu trả đũa lại việc áp thuế và Mỹ sa lầy vào một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài với các đối tác thương mại này.