Australia một lần nữa phải đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt trong nước do xuất khẩu quá nhiều, và Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia đang cảnh báo rằng chính phủ phải áp đặt các giới hạn đối với xuất khẩu LNG để đảm bảo nguồn cung trong nước.
Cảnh báo này được đưa ra sau quyết định của Cơ quan Điều hành Thị trường Năng lượng Australia về việc kích hoạt cơ chế đảm bảo nguồn cung đã được thiết lập cách đây vài năm trong bối cảnh một đợt thiếu hụt khác sắp xuất hiện khi chính phủ nhận thấy cần có biện pháp để đảm bảo rằng thị trường trong nước sẽ được cung cấp khí đốt tốt mặc dù xuất khẩu LNG tăng.
Theo cơ chế này, chính phủ có quyền chuyển hướng các lô LNG từ ba dự án ngoài khơi ở Đông Úc từ nước ngoài sang thị trường nội địa để đảm bảo nguồn cung tốt.
"Australia vẫn là nhà cung cấp tài nguyên và năng lượng lâu dài và đáng tin cậy, đồng thời là nhà cung cấp LNG quan trọng cho các đối tác thương mại của chúng tôi ở Bắc Á", trang tin Argus dẫn lời Bộ trưởng Tài nguyên Madeleine King cho biết. "Chúng tôi vẫn cam kết đóng góp vào an ninh năng lượng toàn cầu và làm việc với các đối tác quốc tế để giải quyết những thách thức toàn cầu hiện nay."
Theo Ủy ban Cạnh tranh và Nguoiwf Tiêu dùng Australia, nếu các nhà sản xuất LNG được phép bán tất cả LNG chưa được ký hợp đồng của họ ra nước ngoài, bờ biển phía đông Australia có thể bị thiếu hụt khoảng 1/10 nhu cầu khí đốt dự báo cho năm 2023, Australian Financial Review đưa tin.
Bài báo lưu ý rằng nhu cầu khí đốt tự nhiên đang tăng lên ở Úc do sự chuyển hướng khỏi than đá và tốc độ tăng trưởng không đủ nhanh trong sản xuất điện tái tạo.
"Trong bối cảnh giá năng lượng quốc tế cao như hiện nay (kể cả khí đốt và LNG), thị trường LNG thắt chặt, các vấn đề chuỗi cung ứng rộng hơn, bất ổn địa chính trị, lạm phát và nhu cầu không chắc chắn về sản xuất điện từ khí đốt trong nước, chúng tôi ủng hộ việc Chính phủ Australia tập trung nhiều hơn vào an ninh năng lượng ", ACCC cho biết trong bản tin của riêng mình.
Nguồn tin: xangdau.net