Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Áp lực từ giá năng lượng

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô quý III vừa được Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố, lạm phát năm 2018 có thể kiểm soát dưới 4%, nếu không có cú sốc lớn về giá năng lượng trong quý IV. Nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa, gây áp lực tới lạm phát. 

Ảnh minh họa.

Theo Nghị quyết về biểu thuế môi trường xăng dầu vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, từ ngày 1-1-2019, thuế môi trường với xăng (trừ ethanol) tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức trần 4.000 đồng/lít; dầu diesel tăng thêm 500 đồng lên 2.000 đồng/lít. Các mặt hàng dầu khác như dầu mazut, dầu nhờn... tăng 900 đồng lên 2.000 đồng/lít. Riêng dầu hỏa tăng 300 lên 1.000 đồng/lít. VEPR tính toán, việc tăng thuế môi trường với xăng dầu có thể làm tỷ lệ lạm phát tăng thêm 1,6% trong một năm tới.

Thực tế, áp thuế vào xăng dầu khiến giá nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng tới giá hàng hóa, tiêu dùng của hộ gia đình và doanh nghiệp. Những lĩnh vực, ngành hàng dự báo chịu ảnh hưởng nhiều từ giá nhiên liệu bao gồm vận tải, điện...

Nhiều chuyên gia cũng lo ngại, việc tăng thuế môi trường với xăng dầu sẽ tác động tới chỉ số giá tiêu dùng ngay những tháng đầu năm 2019. Bởi đây là dịp cận Tết Nguyên đán, giá cả hàng hóa theo kỳ vọng sẽ tăng giá. Ngoài ra, theo quy luật giá xăng dầu thế giới thường bắt đầu chu kỳ tăng từ tháng 10 năm trước tới tháng 5 năm sau, do dịp này các nước châu Âu, Mỹ vào mùa đông sẽ sử dụng nhiều nhiên liệu..., gây ít nhiều khó khăn cho việc bình ổn giá hàng hóa trên thị trường.

Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá tác động về tăng thuế môi trường với xăng, dầu được Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xăng dầu là mặt hàng sử dụng công cụ bình ổn giá, trường hợp việc tăng thuế này tác động lớn đến tăng giá có thể sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu trong thời điểm cần thiết. Nếu giá thế giới tăng trong quý I-2019, nhà điều hành có thể trích quỹ bình ổn giá 50% và điều chỉnh tăng giá 50% trong các kỳ điều hành thời gian này.

Từ những phân tích trên có thể thấy, thông tin về việc tăng thuế môi trường đối với xăng dầu thời điểm kể trên chắc chắn sẽ gây áp lực cho chỉ tiêu kiểm soát lạm phát năm 2018 là dưới 4%.

Nguồn tin: hanoimoi.com.vn

ĐỌC THÊM