Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ảnh hưởng thực sự của các quyền miễn trừ để được mua dầu Iran

Vào ngày lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran có hiệu lực, dầu thô Brent giao dịch ở mức 72,68 USD/thùng. Hôm thứ Hai (27/11), ba tuần sau đó, giá dầu Brent giảm xuống còn 59,59 USD/thùng và Tổng thống Trump đang tự chúc mừng cho giá dầu thấp. Thay vì vọt lên 100 đô la Mỹ, giá dầu đang giảm và các khoản miễn trừ của Mỹ được cấp cho tám nước mua dầu lớn của Iran là một trong những lý do chính cho việc này. Nhưng ảnh hưởng của việc miễn trừ sẽ kéo dài trong bao lâu?

Tuần trước, Bloomberg đã công bố khối lượng mà mỗi trong số 7 nhà nhập khẩu được miễn trừ được phép tiếp tục nhập khẩu từ Iran và những con số này cho thấy bảy quốc gia này có thể tiếp tục mua hơn một triệu thùng dầu thô của Iran mỗi ngày cho đến khi các quyền miễn trừ này hết hạn vào năm sau. Tuy nhiên, từ khóa ở đây là "có thể".

Lấy Nhật Bản làm ví dụ. Một trong những nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới và là một khách hàng lớn của Iran, đã ngừng mua dầu thô trước các biện pháp trừng phạt để tăng cơ hội nhận được miễn trừ. Vì bây giờ họ đã có được quyền miễn trừ, nên các nhà máy lọc dầu của Nhật Bản vẫn không chắc họ có nên mua lại dầu thô của Iran hay không, điều này khiến họ tự hỏi tại sao mình lại tuân thủ để có được một sự miễn trừ nếu họ không sử dụng nó. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, những nhà máy lọc dầu này có thể nhập khoảng 100.000 thùng dầu thô Iran mỗi ngày, giảm từ 165.000 thùng/ngày trước khi có lệnh trừng phạt.

Hàn Quốc là một người mua miễn cưỡng khác bởi vì mối quan hệ đồng minh thân cận với Hoa Kỳ. Nước này đã được cấp miễn trừ cho phép họ nhập khẩu dầu thô Iran với tốc độ 200.000 thùng/ngày trong thời gian sáu tháng, nhưng các nhà máy lọc dầu vẫn chưa nhập khẩu lại.

Ấn Độ và Trung Quốc đang nhập khẩu dầu thô Iran, Ấn Độ được phép nhập khoảng 300.000 thùng/ngày, theo số liệu đơn đặt hàng. Trong khi Trung Quốc, được phép tiếp tục mua dầu thô của Iran với tốc độ 360.000 thùng/ngày nhưng cũng có quyền với việc sản xuất từ ​​các mỏ dầu ở Iran, nơi các công ty Trung Quốc nắm giữ cổ phần, vì vậy nó có thể tăng hơn thế.

Ấn Độ là quốc gia đã phải cắt giảm lượng dầu thô mua của Iran nhiều nhất và cũng là nước gặp vấn đề lớn nhất trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế có giá cả hợp lý khi quyền miễn trừ hết hạn. Ấn Độ là sự dự báo bi quan cho nền kinh tế toàn cầu và những dấu hiệu cho thấy dư cung gây sức ép lên giá, nhưng điều này có thể chỉ là tạm thời: xét cho cùng, OPEC đang bàn về cắt giảm sản xuất một lần nữa.

Các nhà nhập khẩu khác cũng sẽ phải tìm các nguồn dầu thô thay thế mà có thể cạnh tranh với dầu thô của Iran về giá. Nói một cách dè dặt, có sự thất thường kể từ khi Tehran đang bán dầu thô của mình với mức chiết khấu để duy trì thị phần. Các nhà sản xuất khác không thể bán được với mức giá giảm như vậy. Vì vậy, điều gì sẽ xảy ra khi các quyền miễn trừ hết hạn?

Các nhà nhập khẩu sẽ có hai lựa chọn: vi phạm lệnh trừng phạt và mạo hiểm với cơn thịnh nộ của Washington hoặc chuyển sang dầu thô đắt tiền hơn, mà thậm chí sẽ còn đắt đỏ hơn nữa vào thời điểm đó bởi vì việc kết thúc quyền miễn trừ chắc chắn sẽ có tác động đến giá. Những hóa đơn nhập khẩu dầu béo bở này sẽ không giúp được gì nhiều cho triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế này, như chúng ta vừa mới chứng kiến vào tháng trước điều mà triển vọng tăng trưởng kinh tế bi quan đã làm ảnh hưởng tới giá cũng như triển vọng nhu cầu dầu, đặc biệt nếu chúng liên quan đến Ấn Độ và Trung Quốc.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM