Iraq và Iran, rũ bỏ những xiềng xích của lệnh trừng phạt kinh tế và chiến tranh, đang gia tăng sản lượng dầu lên mức cao kỷ lục và đang khẳng định mình trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ. Cùng với nhau cả hai sản xuất hơn 8 triệu thùng dầu mỗi ngày, gần một phần tư lượng dầu thô được bơm của nhóm, và cả hai nước đều mong muốn tăng sản lượng hơn nữa.
Tham vọng của nhà sản xuất lớn thứ hai và thứ ba của OPEC chính là những trở ngại chính đối với các nỗ lực được Saudi hậu thuẫn để cắt giảm sản lượng và thúc đẩy giá tăng lên. Thậm chí nếu các thành viên đạt được thỏa thuận trong tuần tới và chấp nhận hạn ngạch sản xuất, sự miễn cưỡng của Iraq và Iran trong vấn đề giảm nguồn cung đang báo trước viễn cảnh sự hợp tác một cách nghèo nào trong dài hạn với vương quốc này - và đối với sự ổn định trong thị trường dầu mỏ toàn cầu.
"Iran và Iraq muốn một mối quan hệ bình đẳng với Saudi Arabia trong OPEC," Jaafar Altaie, giám đốc quản lý của hãng tư vấn Manaar Group tại Abu Dhabi, nói. Cả hai nước này " đang trong quá trình hợp tác trùng hợp ngẫu nhiên trong OPEC vì nó phù hợp với lợi ích chung của 2 nước là nhận được một hạn ngạch càng cao càng tốt."
Các bộ trưởng OPEC sẽ họp vào ngày 30/11 để tìm kiếm giải phát cho vấn đề chia sẽ mức cắt giảm sản xuất còn khoảng 32,5 triệu và 33 triệu thùng một ngày. Cắt giảm nguồn cung có thể giúp cân bằng thị trường dư cung và đảo ngược xu hướng giá giảm đang làm thiệt hại nặng nề đến ngân sách các thành viên từ Venezuela cho đến Saudi Arabia. Giá dầu thô Brent đã giảm từ mức hơn 115usd một thùng vào giữa năm 2014 xuống mức dưới 50usd trong tuần này và ở mức 48,95usd/thùng trên sàn ICE London chốt phiên thứ Tư.
Các thành viên của nhóm đồng ý xem xét đặc biệt cho Iran hồi tháng 09, khi nhóm đạt một thỏa thuận khung ở Algiers, để giúp nước này phục hồi từ các lệnh trừng phạt quốc tế được nới lỏng vào đầu năm nay. Với Iran hiện đang bơm gần như bằng với mức trước cấn vận, OPEC vẫn chưa xác định được mức mà nhóm sẽ cố gắng để hạn chế sản lượng của quốc gia này
Iraq cũng đã nhấn mạnh quyền được miễn giảm, với lý do cấp bách là cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo. Bộ trưởng Dầu mỏ Jabbar Al-Luaibi tháng trước phát biểu rằng Iraq sẽ không bơm thấp hơn số liệu nguồn cung chính thức trong tháng 09 của nước mình là 4,7 triệu thùng một ngày. OPEC không đồng tình với con số đó và đặt sản xuất của Iraq trong tháng 09 ở mức dưới 4,5 triệu thùng mỗi ngày.
Thủ tướng Iraq Haider Al-Abadi hôm qua cho biết nước này sẽ tham gia vào việc giới hạn sản xuất, mặc dù không xác định mức sản lượng cắt giảm sẽ được thực hiện. Ông kêu gọi OPEC giảm tổng nguồn cung khoảng 900.000 thùng một ngày, nói rằng suy thoái trên thị trường đang làm tổn thương đầu tư toàn cầu trong ngành công nghiệp này.
Một ủy ban của OPEC nhóm họp vào thứ Hai và thứ Ba tại Vienna để quyết định cách thức chia sẻ gánh nặng cắt giảm của thỏa thuận sơ bộ ở Algiers, nhưng ủy ban này đã quyết định trì hoãn vấn đề tham gia của Iraq và Iran cho đến Hội nghị cấp Bộ trưởng diễn ra vào ngày 30/11.
Iran và Iraq đã trở nên ngày một quan trọng hơn trong nội bộ OPEC do sản xuất của cả hai đang tăng lên. Iran đã thêm khoảng 880.000 thùng dầu mỗi ngày kể từ việc khi biện pháp trừng phạt nới lỏng. Iraq đã tăng sản lượng khoảng 50% trong 3 năm qua, lên mức cao kỷ lục trong tháng 10.
Cả hai nước đều cần giá dầu cao hơn từ kết quả của thỏa thuận nhằm thu hút đầu tư nước ngoài quan trọng cho kế hoạch sản xuất dài hạn. Họ cũng muốn bán càng nhiều dầu càng tốt trong ngắn hạn để tăng cường ngân sách cạn kiệt. Bằng cách đảm bảo quyền được đối xử đặc biệt trong bối cảnh bất kỳ hiệp ước cắt giảm nào, Iran và Iraq có thể đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Điều đó sẽ buộc Saudi Arabia gánh vác phần chia sẽ cắt giảm lớn nhất trong nội bộ, quyết định đầu tiên của OPEC trong 8 năm, và gây thiệt hại thị phần của vương quốc vào hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong OPEC duy trì sản lượng dồi dào. Saudi đã phủ quyết một thỏa thuận trước đó hồi tháng Tư khi Iran, một đối thủ chính trị cũng như kinh tế, đã từ chối tham gia cắt giảm nguồn cung.
OPEC đang làm việc để hướng tới một thỏa thuận trong sáu tháng. Một khoảng thời gian ngắn như vậy có thể làm mọi việc dễ dàng hơn đối với Iraq và Iran đồng ý giới hạn, nếu không cắt giảm, sản xuất của mình, Altaie nói.
Thiết lập giới hạn sản lượng hiện nay có thể tạo ra các tiêu chuẩn cho việc giới hạn sản xuất lâu dài hơn cho từng thành viên OPEC, theo Tushar Tarun Bansal, giám đốc hãng tư vấn Ivy Global Energy ở Singapore.
"Iraq đang nhìn về tương lai," Bansal nói. "Họ đang cố gắng để đồng ý với một mức sản xuất cao hơn cho bất kỳ cam kết giới hạn nào để họ sẽ có ở một vị trí tốt hơntrong tương lai."
Nguồn: xangdau.net