Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ảnh hưởng của Mỹ trong thị trường dầu mỏ sẽ ngày càng lớn hơn, theo IEA

Mỹ có thể đã bị loại khỏi hội nghị thượng đỉnh lớn giữa các nhà sản xuất OPEC và ngoài OPEC ở Vienna tuần trước nhưng ảnh hưởng của đất nướcnày  đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ chỉ mạnh hơn, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tuyên bố trong báo cáo mới nhất.

“Trong khi Mỹ không có mặt ở Vienna, không ai có thể lờ đi ảnh hưởng ngày càng tăng của nước này,” IEA cho biết trong báo cáo tháng 12, được phát hành hôm thứ Năm. “Cuộc họp tuần trước đã nhắc nhở chúng tôi rằng Big Three của dầu mỏ - Nga, Saudi và Mỹ - có tổng sản lượng chất lỏng hiện chiếm khoảng 40% tổng sản lượng toàn cầu, là những nhà sản xuất gây ảnh hưởng,” IEA cho biết.

Khi các nhà sản xuất OPEC và ngoài OPEC gặp nhau tuần trước tại Vienna để thực hiện một thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu của họ, đã có một sự hiện diện không mong muốn, nhưng không thể tránh khỏi, tại hội nghị thượng đỉnh này: Mỹ.

Tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích OPEC vì sự ảnh hưởng của nhóm đối với giá dầu, đôi khi yêu cầu (thường thông qua Twitter) để sản xuất thêm dầu và sau đó nói với nhóm các nah2 sản xuất này rằng hãy để sản xuất dồi dào. Iran đã nói đùa trong tuần trước rằng Mỹ muốn tham gia OPEC vì Washington có vẻ muốn ảnh hưởng đến kết quả cuộc họp.

Tuy nhiên, Mỹ đã trở thành đối thủ cạnh tranh sự ảnh hưởng trong thị trường dầu mỏ và đã chiếm một vị trí trong số các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, nhờ vào cuộc cách mạng dầu đá phiến.

Thành viên không tham gia

Vào ngày các bộ trưởng OPEC ngồi xuống để nói chuyện tại Vienna vào thứ Năm tuần trước, IEA đã để ý thấy một phần dữ liệu quan trọng đã được công bố, ghi nhận rằng, “theo Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA (Mỹ), trong tuần đến 30 tháng 11, Mỹ đã  là một nhà xuất khẩu ròng dầu thô và sản phẩm lần đầu tiên kể từ ít nhất năm 1991.”

Trong năm 2018 cho  đến nay, nhập khẩu ròng của Mỹ đã đạt trung bình 3,1 triệu thùng mỗi ngày. Mười năm trước, ngay trước cuộc cách mạng đá phiến, con số này là 11,1 triệu thùng/ngày, IEA cho biết.

“Khi sản xuất tăng trưởng ổn định, do đó, nhập khẩu ròng sẽ giảm và xuất khẩu của Mỹ sẽ tạo ra sự cạnh tranh ở nhiều thị trường, bao gồm cả một số quốc gia họp tại Vienna trong tuần trước.”

IEA ghji nhận rằng trong khi sự hợp tác giữa Nga và Saudi Arabia hiện đang là “cơ sở quản lý sản xuất” với hai nước này có khả năng lớn để di chuyển sản lượng bằng cách này hay cách khác, Mỹ là thành viên thứ ba, “thành viên không tham gia”, của Big Three.

“Hiện tại, Mỹ hiện đang là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới… cũng là nhà tiêu thụ lớn nhất thế giới và giá thấp hơn được chào đón, mặc dù các nhà sản xuất của nước này sẽ muốn thấy giá cả đủ cao để khuyến khích đầu tư hơn nữa.”

Thời gian sẽ trả lời

Tuần trước, các nhà sản xuất dầu lớn tại Áo đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu 1,2 triệu thùng mỗi ngày. Các nhà sản xuất OPEC và các nước xuất khẩu dầu ngoài OPEC bao gồm Nga đã đồng ý vào thứ Sáu tuần trước để thực hiện việc cắt giảm, sẽ được thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2019.

OPEC đồng ý giảm sản lượng 800.000 thùng/ngày, trong khi Nga và các nhà sản xuất đồng minh (tất cả 10 nhà sản xuất) sẽ đóng góp mức giảm 400.000 thùng/ngày. Thành viên Iran của OPEC đã được miễn giảm các khoản cắt giảm vì nước này đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ đã gây thiệt hại cho ngành công nghiệp dầu mỏ.

Thỏa thuận này nhằm mục đích đưa ra một mức sàn bên dưới sự biến động giá dầu gần đây. Thị trường dầu đã ổn định trong tuần này với hy vọng rằng việc cắt giảm sẽ hỗ trợ giá, cũng như dữ liệu cho thấy sự sụt giảm trong hàng tồn kho dầu thô của Mỹ.

“Thời gian sẽ cho biết hiệu quả của thỏa thuận sản xuất mới trong việc cân bằng lại thị trường dầu mỏ. Cuộc họp tiếp theo của các quốc gia Thỏa thuận Vienna diễn ra vào tháng 4 và chúng tôi hy vọng rằng thời gian can thiệp này sẽ dẫn đến ít biến động hơn so với trường hợp đã xảy gần đây,” theo IEA.

Hôm thứ Năm, dầu thô Brent chốt ở mức 61,45 USD/thùng và West Texas Intermediate của Mỹ ở mức 52,58 USD. IEA đã duy trì dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trước đó trong báo cáo hàng tháng mới nhất, dự báo tăng trưởng nhu cầu 1,4 triệu thùng mỗi ngày vì tác động của giá thấp được bù đắp bởi các giả định tăng trưởng kinh tế thấp hơn, tiền tệ suy yếu và các điều chỉnh giảm đối với một số quốc gia, ví dụ Venezuela.

Bất chấp thỏa thuận, cuộc họp của OPEC tại Vienna, Áo tuần trước đã cho thấy sự chia rẽ rõ ràng giữa các nhà sản xuất với một số thành viên tỏ ra miễn cưỡng cắt giảm hơn so với thành viên khác. Việc cắt giảm cũng diễn ra sau khi Saudi Arabia, nhà lãnh đạo thực tế của OPEC và Nga, đã tăng sản lượng trong mùa hè.

Trước thỏa thuận OPEC và ngoài OPEC tuần trước, IEA lưu ý rằng sản lượng của OPEC đã tăng 100.000 thùng mỗi ngày trong tháng lên 33,03 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 11 do sản lượng của Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đạt mức cao kỷ lục , bù đắp một phần cho sự sụt giảm mạnh mẽ từ Iran.

Bằng cách đồng ý cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày, và hạn chế sản xuất ở Canada, các nhà sản xuất có thể khôi phục lại sự cân bằng cho thị trường thế giới, theo IEA. Dự báo tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC cho năm 2019 đã giảm 415.000 thùng/ ngày kể từ báo cáo tháng trước, xuống còn 1,5 triệu thùng/ngày, so với mức tăng 2,4 triệu thùng/ngày dự kiến ​​trong năm 2018.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM