Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Angola có kế hoạch đấu giá nhiều năm để thúc đẩy sản lượng dầu

Khi Angola đang tìm cách tăng sản lượng và thu hút thêm đầu tư, nhà sản xuất dầu mỏ châu Phi này có kế hoạch triển khai thêm các vòng cấp phép dầu khí nhiều năm từ năm 2026, một quan chức tại cơ quan quản lý của nước này cho biết với Reuters vào thứ Năm.

Angola đã chào mời 50 lô trên đất liền và ngoài khơi để thăm dò như một phần của các vòng đấu thầu nhiều năm 2019-2025. Hiện tại, nước này đang triển khai thêm các đợt cấp phép nhiều năm cho năm 2026 trở đi.

“Chúng tôi đã bắt đầu xây dựng kế hoạch cho giai đoạn sau năm 2025 và hiện đang thực hiện chiến lược thăm dò, đó là đánh giá các lưu vực trầm tích khác nhau của đất nước", Alcides Andrade, thành viên hội đồng quản trị của Cơ quan Dầu khí, Khí đốt và Nhiên liệu sinh học Quốc gia (ANPG) nói với Reuters.

Sản lượng dầu của Angola đạt đỉnh vào năm 2008 ở mức khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày. Sản lượng đã giảm trong những năm gần đây do đầu tư không đủ vào các nguồn tài nguyên ngoài khơi do chi phí khai thác cao hơn, khiến nhiều công ty bỏ qua quốc gia sản xuất dầu mỏ châu Phi này như một điểm đến đầu tư.

Quốc gia này đặt mục tiêu tăng sản lượng dầu hiện tại của mình lên khoảng 1,1 triệu thùng/ngày, và đây là lý do chính khiến Angola rời OPEC kể từ tháng 1 năm 2024, sau một cuộc tranh cãi với các thành viên OPEC và OPEC+ về hạn ngạch sản xuất. Vào tháng 6 năm 2023, Angola và Nigeria đã được cấp hạn ngạch sản xuất dầu thô thấp hơn theo thỏa thuận OPEC+, sau khi hai nhà sản xuất này hoạt động kém hiệu quả và không đạt hạn ngạch trong nhiều năm.

Đối với Angola, đây là giọt nước tràn ly và quốc gia này đã rời khỏi liên minh OPEC khi tìm cách khôi phục sản xuất.

Đầu tuần này, gã khổng lồ dầu khí Chevron của Mỹ cho biết họ đang mua vào các lô thăm dò ngoài khơi Angola và Nigeria ở Tây Phi, tìm cách khôi phục hoạt động thăm dò tại nơi mà họ mô tả là một khu dầu mỏ chưa được khai thác.

Khu vực Tây Phi là "một khu vực giàu hydrocarbon trên thế giới và tương đối chưa được khai thác so với các khu vực pháp lý khác", Liz Schwarze, Phó chủ tịch phụ trách thăm dò toàn cầu của Chevron, nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào thứ Ba.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM