Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ấn Độ sẽ trở thành động lực tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu thô

Dân số Trung Quốc, mặc dù chỉ lớn hơn Ấn Độ 4%, nhưng tiêu thụ dầu nhiều gấp ba lần. Khi Ấn Độ thu hẹp khoảng cách phát triển đối với Trung Quốc, sự phụ thuộc vào dầu mỏ của quốc gia này sẽ tăng lên.

Điều này sẽ đưa Ấn Độ trở thành một trong những thành phần cơ bản của tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong tương lai.

Tăng trưởng nhu cầu dự kiến của họ sẽ được bổ sung bằng hợp đồng dầu thô tương lai mới ra mắt. Sàn giao dịch chứng khoán quốc gia Ấn Độ Indian National Stock Exchange of India Ltd (NSE) đã ra mắt hợp đồng khai thác dầu thô mở màn vào ngày 1 tháng 3 và đã ký một thỏa thuận với ICIS để cấp phép cho dữ liệu thị trường BFOE (Brent-Forties-Oseberg-Ekofisk).

Đất nước này tiếp tục là một trong những quốc gia khát dầu nhất hành tinh, nhập khẩu gần 5 triệu thùng/ngày và chiếm hơn 5% nhu cầu dầu toàn cầu, và mức tiêu thụ của quốc gia Nam Á này sẽ tăng trung bình 3,3%/năm đến năm 2040 nhờ vào sự phát triển nhanh chóng.

Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ được thiết lập cao hơn gấp đôi so với Trung Quốc.

Chỉ có Mỹ và Trung Quốc vượt xa Ấn Độ về tiêu thụ dầu, nhưng nhu cầu dầu trong tương lai ở Ấn Độ sẽ thu nhỏ 2 quốc gia này lại, đưa Ấn Độ trở thành một trong những động lực chính cho tăng trưởng nhu cầu dầu thô.

ĐÔ THỊ HÓA

Ấn Độ là một trong những quốc gia đô thị hóa nhanh nhất trên hành tinh, nhưng người khổng lồ về dân số này vẫn chưa rời khỏi khu vực nông thôn.

Đô thị hóa là một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ vì nó cung cấp tỷ lệ tăng trưởng phần dân số sẽ tiếp cận với tiền và năng lượng.

Chẳng hạn, hơn 80% cư dân Vương quốc Anh sống ở các thành phố, so với khoảng 30% ở Ấn Độ - đất nước có dân số lớn, nông thôn chưa được khai thác, sẽ dẫn đến sự phát triển lối sống phụ thuộc nhiều dầu hơn.

Tỷ lệ dân số Ấn Độ cư trú ở khu vực thành thị đã tăng gấp đôi kể từ năm 1960, và được thiết lập để tiếp tục tăng tốc khi nước này thu hẹp khoảng cách với các quốc gia phát triển.

Các quốc gia xanh hơn về tiêu thụ năng lượng có dân số đô thị thấp hơn, thường tương quan với nhu cầu dầu hiện tại thấp hơn nhưng tiềm năng nhu cầu lớn hơn.

Ấn Độ vẫn là một trong những quốc gia ít đô thị hóa nhất trên bản đồ, nhưng có dân số hơn 1,3 tỷ người.

Trung Quốc đã trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng trong suốt những năm thập niên 2000, thể hiện bằng màu sắc của nước này nhanh chóng chuyển từ màu xanh lá cây sang màu cam, và bắt đầu thời kỳ này với khoảng một phần ba dân số sống ở các khu vực đô thị hóa, tỷ lệ tương đương với tỷ lệ hiện tại ở Ấn Độ.

Tuy nhiên, đến năm 2018 con số này đã tăng gấp đôi, với lượng dầu nhập khẩu theo sau, tăng gấp tám lần.

TẦNG LỚP TRUNG LƯU TĂNG, SẼ CẦN NHIỀU DẦU HƠN

Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu toàn cầu sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu cao hơn, đặc biệt là ở các khu vực như châu Á-Thái Bình Dương đang có tốc độ tăng dân số mạnh mẽ  và tốc độ phát triển kinh tế cao hơn.

Cứ 1.000 người ở Mỹ, gần 800 người sở hữu một chiếc xe. Trong khi đó, tại Ấn Độ con số này chỉ là 22 trên 1.000, nhưng doanh số bán xe đang nhanh chóng thu thập đà tăng trưởng.

Trong năm 2018, tổng doanh số bán xe của Ấn Độ đã tăng 12,7% với 26,8 triệu chiếc, trong khi sản lượng tăng 14,6% lên 31,5 triệu chiếc, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Ấn Độ (SIAM).

Khi tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Ấn Độ thâm nhập vào mức thu nhập cá nhân tăng lên, con số này sẽ tăng theo cấp số nhân.

NHU CẦU LÁI XE

Khi việc sử dụng xe ô tô tăng lên, nhu cầu xăng dầu sẽ tăng, sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Ấn Độ cũng tăng. Công suất lọc nước của nước này sẽ đạt đỉnh từ năm 2023 trừ khi các khoản đầu tư hơn nữa được thực hiện, và điều này có khả năng khiến quy mô cung và cầu trong nước chuyển sang thâm hụt vào năm 2025.

Ấn Độ có tiềm năng vô song về tăng trưởng tiêu thụ dầu thô, khiến nước này trở thành một trong những động lực chính cho tăng trưởng nhu cầu toàn cầu và giữ cho thị trường dầu cân bằng trong tương lai.

Nguồn: xangdau.net (theo ICIS)

ĐỌC THÊM