Theo một báo cáo mới của cơ quan xếp hạng tín dụng, Moody's dự đoán Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường năng lượng tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới vào cuối năm tới.
"Khi hoạt động kinh tế Trung Quốc quay trở lại, chúng tôi dự báo tăng trưởng nhu cầu sản phẩm tinh chế sẽ giảm bớt xuống còn 2,5-3% trong năm 2017-2018, gần bằng một nửa của CAGR (tốc độ tăng trưởng hàng năm kép) 5% trong năm 2012-2016. Nhưng trong điều kiện tuyệt đối, Trung Quốc sẽ vẫn chiếm 48% tăng trưởng nhu cầu R & M (lọc dầu và tiếp thị) ở châu Á vào năm 2018 ", theo báo cáo của Moody.
Tuy nhiên, bất ổn kinh tế ở cả Trung Quốc và Ấn Độ làm cho khó xác định liệu Ấn Độ có thực sự có khả năng giành được vị trí dẫn đầu về tăng trưởng năng lượng hay không.
Báo cáo cho biết: "Với sự phụ thuộc của ngành dầu mỏ vào Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng tăng, chúng tôi tin rằng nhu cầu sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn nếu tăng trưởng kinh tế suy yếu đáng kể so với kỳ vọng của chúng tôi”.
Nhìn chung, châu Á sẽ tiếp tục nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng nhu cầu năng lượng vì năng lực lọc dầu sẽ không thể theo kịp với nhu cầu của khu vực.
Tháng trước, Ấn Độ đã đạt mức nhu cầu nhiên liệu thấp trong 14 năm qua khi một trận lụt lớn diễn ra trong vài tuần tại các khu vực đô thị dễ bị tổn thất. Assam, Tây Bengal, Bihar và Gujarat đều chịu ảnh hưởng của mưa lớn, khiến nhu cầu nhiên liệu cho xe hơi giảm xuống. Những con đường ngập nước làm giảm nhu cầu xăng và nhiên liệu liên quan đến vận tải.
Nevyn Nah thuộc Energy Aspects cho biết: "Lũ lụt nghiêm trọng tại nhiều vùng trong nước có thể đã làm cản trở các hoạt động vận tải và sản xuất dẫn đến nhu cầu tổng thể thu hẹp lại. Ngoài ra, tăng trưởng nhu cầu tăng mạnh một cách khác thường vào tháng Tám năm ngoái dẫn đến cơ sở số liệu để so sánh cao." Con số cuối tháng tám cho thấy tăng trưởng 18 phần trăm so với tháng trước đó.
Ấn Độ sẵn sàng mua dầu từ Nga, Hoa Kỳ, và bất cứ nhà sản xuất nào đáng tin cậy khi tầng lớp trung lưu của nước này phát triển nhanh chóng.
Nguồn tin: xangdau.net