Washington đã cho phép Ấn Độ một quyền miễn trừ các lệnh trừng phạt chống lại Iran, theo Economic Times, lưu ý rằng quyền miễn trừ này được bảo đảm sau khi Ấn Độ đồng ý cắt giảm nhập khẩu dầu của Iran một phần ba trong năm tài khóa 2018-2019.
“Ấn Độ và Mỹ đã đồng ý về một quyền miễn trừ. Ấn Độ sẽ cắt giảm nhập khẩu khoảng 35% so với năm ngoái (2017-2018), đây là một sự cắt giảm đáng kể,” bản tin Ấn Độ hàng ngày này trích dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay.
Năm tài chính vừa qua, Ấn Độ đã nhập khẩu khoảng 22 triệu tấn dầu thô Iran và đã có kế hoạch tăng lên 30 triệu tấn trong năm tài chính tiếp theo. Thay vào đó, nước này sẽ phải cắt giảm còn từ 14 đến 15 triệu tấn, nguồn tin nói với Economic Times.
Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã bắt đầu cắt giảm nhập khẩu dầu nhập khẩu của Iran vài tháng trước để chuẩn bị cho quyền miễn trừ này.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đã tuyên bố đầu năm nay rằng New Delhi sẽ không thực hiện các biện pháp trừng phạt đơn phương từ Mỹ, nhưng do sự tiếp xúc của nước này với hệ thống tài chính của Mỹ, Ấn Độ đã phải giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu thô Iran. Ấn Độ là khách hàng dầu lớn thứ hai của Iran sau Trung Quốc, quốc gia cũng tuyên bố sẽ tiếp tục mua dầu thô của Iran.
Ấn Độ nhập khẩu tới 80% lượng dầu tiêu thụ, khiến cho quốc gia Nam Á này dễ bị tổn thương hơn các nhà nhập khẩu khác khi thay đổi giá. Sự tổn thương này, trong những tháng gần đây, đang được nâng cao bởi sự mất giá trong đồng rupee, điều này dẫn đến một sự bùng nổ đáng kể trong hóa đơn thanh toán dầu mỏ. Vào tháng 8, các tính toán của chính phủ cho thấy hóa đơn chi trả này có thể tăng lên tới 26 tỷ USD trong năm tài chính 2018/2019 nếu giá vẫn cao.
Với mức cắt giảm sâu như vậy đối với nhập khẩu dầu của Iran, vốn đi cùng mức chiết khấu hấp dẫn, hóa đơn dầu mỏ của Ấn Độ có thể tăng cao hơn nữa, cuối cùng sẽ gây sức ép cho nhu cầu tiêu thụ. Các quan chức Ấn Độ đã nói rằng dầu của Mỹ có thể là một thay thế cho dầu thô Iran miễn là giá cả cạnh tranh.
Nguồn: xangdau.net