Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ấn Độ ném một phao cứu sinh cho ngành công nghiệp tàu chở dầu

Nhu cầu dầu ngày càng tăng của Ấn Độ và kế hoạch phụ thuộc ít hơn vào dầu thô từ khu vực cung cấp lớn nhất, Trung Đông, dự kiến sẽ hỗ trợ nhu cầu đối với các tàu chở dầu di chuyển trên các tuyến đường dài hơn đến nhà nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới.

Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu hơn 80% lượng dầu thô mà họ tiêu thụ, trong những năm gần đây đã bóng gió nói rằng họ cần phải tìm nguồn cung khác bên cạnh các nhà cung cấp dầu truyền thống ở Trung Đông. Thật may mắn khi nước này có một số nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới ở rất gần bờ biển của mình, Ấn Độ hiện đang tìm cách tăng cường an ninh năng lượng của mình bằng cách có nhiều sự lựa chọn hơn khi nói đến các nhà cung cấp dầu. Nước này cũng hy vọng chi trả ít hơn cho dầu từ bên ngoài Vịnh Ả Rập.

Động lực đa dạng hóa của Ấn Độ trở nên cấp thiết hơn trong năm nay. Đợt tăng giá dầu gần đây và quyết định tiếp tục thắt chặt thị trường của OPEC + cho hết tháng Tư đã khiến nhà nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới tức giận vì chi phí nhập khẩu tăng vọt và giá nhiên liệu trong nước đạt mức cao kỷ lục.

Giới phân tích và các nhà môi giới tàu cho biết kế hoạch tích cực hơn của Ấn Độ nhằm đa dạng hóa hoạt động mua dầu để thoát khỏi sư phụ thuộc vào Trung Đông có thể sẽ giúp hỗ trợ thị trường tàu chở dầu toàn cầu, cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Với nhu cầu dầu thô của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng trong tương lai gần, có thể trở thành động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu, nhập khẩu của Ấn Độ sẽ đa dạng hơn và họ sẽ tạo ra thêm nhu cầu đối với tàu chở dầu.

Thị trường tàu chở dầu từ bùng nổ đến sụp đổ

Thị trường tàu chở dầu đã đi từ bùng nổ đến sụp đổ trong năm qua kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Vào thời điểm này năm ngoái, cước phí tàu chở dầu đã tăng vọt khi nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, Ả Rập Xê-út, thực hiện lời hứa sẽ làm ngập lụt thị trường bằng dầu khi hiệp ước OPEC + với Nga phá sản trong một thời gian ngắn. Ả Rập Xê Út đã vội vàng đặt các tàu siêu tàu chở dầu, chưa kể hạm đội riêng của họ, để vận chuyển khối lượng dầu thô cao kỷ lục đến thị trường minh bạch nhất, Mỹ và các điểm đến truyền thống ở châu Á.

Sự lao dốc của giá dầu và nhu cầu đã đẩy đường cong giá dầu tương lai vào cấu trúc contango sâu, một tình trạng thị trường báo hiệu sự dư cung và khiến hành động tích trữ dầu để bán trong tương lai có lời. Điều này đã tạo ra một lượng lớn nhu cầu cho tàu chở dầu từ các thương nhân và các công ty kinh doanh của những hãng dầu mỏ lớn, những người đang tìm cách thuê tàu để sử dụng làm kho chứa nổi.

Chỉ trong một tuần vào tháng 3 năm 2020, cước phí hàng ngày cho các tàu chở dầu thô siêu lớn (VLCC) đã tăng vọt từ mức thấp 30.000 USD, trước khi Ả Rập Xê Út chia tay Nga, lên 200.000 - 300.000 USD/ngày, tùy thuộc vào điểm đến của lô dầu.

Một năm sau, vào tháng 3 năm 2021, VLCC bị lỗ trên một số tuyến đường, Clarksons Research ước tính, theo tờ Wall Street Journal.

Và không chỉ do việc cắt giảm từ OPEC + và cắt giảm bổ sung của Ả-rập Xê-út đang làm hạn chế nguồn cung dầu thô để vận chuyển. Mà còn là do thị trường dư thừa tàu chở dầu sau khi hầu hết các tàu được sử dụng làm kho chứa nổi đã gia nhập lại đội tàu chở dầu để vận chuyển dầu. Thị trường dầu mỏ thắt chặt và kỳ vọng nhu cầu dầu toàn cầu tăng nhanh trong nửa cuối năm nay đã loại bỏ động cơ khuyến khích các thương nhân tích trữ dầu để bán trong tương lai bởi vì trong cấu trúc giá thị trường backwardation hiện nay, tức là giá giao ngay cao hơn so với giá hợp đồng kỳ hạn xa.

Quyết định bất ngờ của OPEC + không tăng sản lượng vào tháng tới đang tiếp tục đè nặng lên thị trường tàu chở dầu, và các chủ tàu chở dầu cũng như công ty môi giới tàu biển có thể sẽ chịu thiệt hại lâu hơn dự kiến ​​từ việc cắt giảm sản lượng lớn của OPEC +.

Suy cho cùng, sự suy thoái của thị trường tàu chở dầu này khó có thể kéo dài - vào một thời điểm nào đó, OPEC + sẽ nới lỏng các khoản cắt giảm. Trong khi đó, thị trường tàu chở dầu có thể sẽ được hưởng lợi từ kế hoạch vận chuyển nhiều dầu thô hơn của Ấn Độ từ những nơi xa hơn so với các nước láng giềng ở Trung Đông.

Việc đa dạng hóa nguồn cung dầu của Ấn Độ mang lại tin vui cho các hãng tàu chở dầu

Sau khi OPEC + quyết định duy trì cắt giảm vào tháng Tư, Ấn Độ đang yêu cầu các nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu nhà nước tích cực tìm cách đa dạng hóa nhập khẩu để thoát khỏi Trung Đông, vì nước này không hài lòng với thị trường dầu mỏ thắt chặt hơn và giá dầu cao hơn.

Theo ước tính, Ấn Độ đã tăng cường nhập khẩu dầu thô đáng kể từ Mỹ trong tháng Hai, trong khi giảm lượng mua từ Ả Rập Xê Út, giúp Mỹ vượt qua Ả Rập Xê Út trở để trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ hai cho Ấn Độ. Các nhà máy lọc dầu quốc doanh của Ấn Độ được cho là đang tìm cách cắt giảm nguồn cung nhiều hơn từ Ả Rập Xê Út trong những tháng tới, các nguồn tin thân cận nói với Reuters trong tuần này.

Việc Ấn Độ thúc đẩy đa dạng hóa nguồn dầu với việc mua nhiều dầu hơn từ Nga, Venezuela (lệnh trừng phạt của Mỹ cho phép), và có thể là nhà sản xuất dầu mới nổi của thế giới, Guyana, “có thể thay thế một lượng nguồn cung từ hai trong số các nhà cung cấp hiện tại lớn nhất của nước này, Iraq và Ả-rập Xê-út, điều này sẽ hỗ trợ nhu cầu tàu chở dầu”, Gibson Shipbrokers cho biết trong một báo cáo tuần trước.

Các chủ tàu chở dầu đã theo sát nhu cầu dầu của Trung Quốc hơn vì đây là động lực tăng trưởng lớn nhất của nhu cầu toàn cầu và vì tuyến đường dài hơn từ Vịnh Ả Rập tới Trung Quốc, so với các chuyến hàng từ vùng Vịnh tới Ấn Độ, hỗ trợ nhiều hơn cho nhu cầu tàu chở dầu, công ty theo dõi thị trường vận tải biển Poten & Partners cho biết.

“Một thùng dầu thô đi từ Vịnh Ả Rập đến Ấn Độ có khoảng cách ngắn hơn nhiều so với cùng một thùng dầu tới Trung Quốc,” Poten & Partners cho biết trong một báo cáo vào tuần trước, cho biết thêm:

“Đó là lý do tại sao các báo cáo gần đây nói rằng Ấn Độ dự định giảm phụ thuộc vào Trung Đông và mua thêm dầu thô từ các nhà cung cấp ở lưu vực Đại Tây Dương là tin vui với các hãng tàu chở dầu”.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM